简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Đối với các sàn giao dịch ngoại hối, mọi giao dịch từ khách hàng đều chứa đựng những rủi ro thị trường.
Rủi ro thị trường là rủi ro thua lỗ trong một giao dịch do biến động tỷ giá bất lợi gây ra.
Bởi vì sàn giao dịch ngoại hối luôn là đối tác với các giao dịch của bạn, họ sẽ quyết định thực hiện các giao dịch của bạn trong nội bộ hoặc phòng ngừa rủi ro giao dịch của bạn với bên ngoài.
Thuật ngữ “hedging” (phòng ngừa rủi ro) là quá trình sàn giao dịch giảm thiểu rủi ro thị trường bằng cách tham gia vào một giao dịch song song với một thực thể khác (“một nhà cung cấp thanh khoản” hay còn gọi là nhà cái).
Thay vì phòng ngừa rủi ro cho từng giao dịch đơn lẻ, hầu hết các chính sách phòng ngừa rủi ro phổ biến nhất hiện này là để sàn giao dịch phòng ngừa rủi ro cho khách hàng trên cơ sở ròng.
Đây là nơi các giao dịch đến được nội bộ hóa trước khi được bên khác phòng ngừa rủi ro.
Chính sách phòng ngừa rủi ro này giúp toàn bộ các rủi ro trong giao dịch của khách hàng có cơ hội tự bù đắp trước khi được phòng ngừa rủi ro trong thị trường ngoại hối tổ chức cơ sở.
· Khi một khách hàng giao dịch mua (hoặc bán) và một người khác giao dịch theo chiều bán (hoặc mua) tương đương… các rủi ro thị trường sẽ được bù đắp.
· Tuy nhiên, khi các hàng hàng cùng đồng thời mua (hoặc bán), rủi ro thị trường sẽ xảy đến với các sàn giao dịch. Rủi ro này sau đó được giảm thiểu bằng cách phòng ngừa rủi ro (hedging) trong thị trường cơ sở.
Các giới hạn rủi ro được chi phối và ước định bởi những chính sách quản lý rủi ro chung của sàn giao dịch. Những giới hạn này sẽ xác định rủi ro thị trường tối đa mà sàn giao dịch ngoại hối có thể đảm nhận được.
Để tạo ra những chiến lược quản lý rủi ro này, sàn giao dịch ngoại hối gửi một khoản đặt cọc (ký quỹ) với một bên đối tác. (Tương tự như cách mà bạn công khai ký quỹ cho sàn giao dịch ngoại hối).
Bạn cần đặc biệt lưu ý phần này bởi vì công khai ký quỹ có nghĩa là sàn giao dịch phải nạp tiền (“ký quỹ”) cho các LP (nhà cung cấp thanh khoản hay nhà cái) mà họ giao dịch. Nếu một trong những nhà cái này phá sản và không có khả năng hoàn trả lại tiền ký quỹ cho sàn giao dịch, sàn giao dịch có thể sẽ gặp vấn đề tài chính nguy cấp khi mà họ không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho khách hàng của mình (như bạn chẳng hạn).
Đây là lý do tại sao khi chọn các đối tác phòng ngừa rủi ro (“nhà cung cấp thanh khoản”), sàn giao dịch sẽ xem xét các báo giá cạnh tranh được đề xuất, xếp hạng tín dụng, hiệu suất của dịch vụ, độ tin cậy của công nghệ, danh tiếng và vị thế tài chính.
Đối với các sàn giao dịch nhỏ, họ có thể không chọn được LP (nhà cung cấp thanh khoản) cho mình bởi vì họ chỉ dựa vào dịch vụ của các công ty Prime of Prime (PoP) để phòng ngừa rủi ro cho giao dịch của họ và bị giới hạn các LP (nhà cung cấp thanh khoản) mà các công ty PoP cấp quyền truy cập
Trừ khi sàn giao dịch đã tuyên bố từ trước chứ không có một sàn giao dịch nào có thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro trong giao dịch của khách hàng.
Hãy yêu cầu sàn giao dịch của bạn cung cấp một bản sao chính sách phòng ngừa rủi ro.
Chính sách phòng ngừa rủi ro bao gồm các phương thức mà sàn giao dịch áp dụng để quản lý rủi ro thị trường và công khai các đối tác mà họ đang giao dịch cùng để phòng ngừa rủi ro ấy.
Khi yêu cầu để biết về chính sách này, bạn sẽ có được cái nhìn rõ hơn về các phương thức phòng ngừa rủi ro, từ đó có thể đánh giá kỹ lưỡng rủi ro đối tác khi giao dịch với sàn giao dịch này.
Hãy nhớ rằng nếu sàn giao dịch của bạn phá sản, tiền của bạn cũng tan thành mây khói theo.
Chúng ta đã thảo luận chi tiết về các nguy cơ rủi ro đối tác trong bài học trước, Bạn đang giao dịch ở đâu?
Nếu sàn giao dịch của bạn không muốn công khai bất cứ thông tin nào về chính sách phòng ngừa rủi ro, thì tốt hơn hết bạn nên đi tìm một sàn giao dịch khác mà có cung cấp những thông tin này.
Cách duy nhất một sàn giao dịch giành được sự tín nhiệm từ bạn là phải minh bạch trong mọi việc.
Bạn không nên tin bất cứ sàn giao dịch nào mà không minh bạch trong chính sách phòng ngừa rủi ro của mình. Bởi vì chính sách này không chỉ nêu chi tiết các phương thức phòng ngừa rủi ro mà còn công khai các đối tác phòng ngừa rủi ro của sàn giao dịch này (“nhà cung cấp thanh khoản”).
Tổng kết
Chúng ta đã vừa tìm hiểu cách các sàn môi giới phòng ngừa và quản lý rủi ro thị trường.
Chúng ta cũng đã được giới thiệu một số khái niệm quản lý rủi ro như “A-Book”, “B-Book” và các biến thể khác nhau của “C-Book” mà các sàn giao dịch ngoại hối và CFD có thể sử dụng.
Bởi vì có nhiều sàn giao dịch thường mập mờ trong cách vận hành, hi vọng là bạn đã nắm được phần nào những gì xảy ra đằng sau cách những sàn giao dịch này quản lý rủi ro và kiếm lời.
Đến đây bạn đã biết được rằng tất cả các sàn giao dịch ngoại hối ở vị trí đối lập với giao dịch của bạn.
Sàn giao dịch là đối tác cho tất cả các giao dịch của bạn.
Khi một sàn giao dịch thực hiện lệnh giao dịch của bạn, họ có thể:
· Bù đắp giao dịch của bạn bên trong nội bộ với giao dịch của một khác hàng khác (Nội bộ hóa)
· Bù đắp giao dịch của bạn với một nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài
· Nếu điều này được thực hiện trước khi giao dịch của bạn được xác nhận, nó được gọi là phòng ngừa rủi ro trước (STP-chuyển tiếp lệnh)
· Nếu điều này được thực hiện sau khi giao dịch của bạn được xác nhận, nó được gọi là phòng ngừa rủi ro sau (A-Book)
· Không bù đắp gì hết và chấp nhận rủi ro thị trường (B-Book)
· Bù đắp một phần giao dịch của bạn một nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài và ôm lệnh (B-Book) phần còn lại của giao dịch (C-Book)
· Bù đắp nhiều hơn 100% rủi ro trong giao dịch của bạn một nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài (C-Book)
· Không bù đắp gì hết và chấp nhận rủi ro thị trường, đồng thời “reverse hedge” (phòng ngừa rủi ro đảo ngược) với một nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài (C-Book)
Mặc dù chúng ta đã nắm được các phương pháp mà sàn giao dịch sử dụng để quản lý rủi ro, bạn cũng cần biết rằng mỗi sàn giao dịch khác nhau sẽ có những phương pháp riêng phù hợp với “cơn khát” rủi ro của họ.
Phòng ngừa rủi ro được xem là chiến lược tốn kém và bởi vì sàn giao dịch muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình nên họ càng muốn ít phải phòng ngừa rủi ro nhất có thể.
Các phương pháp quản lý rủi ro liên tục phát trển và không có một chính sách “tiêu chuẩn” nào cho các sàn giao dịch để quản lý rủi ro của mình.
Các nhà giao dịch có thể có chút e ngại về những sàn giao dịch ôm lệnh (B-Book) và nghĩ rằng mình chỉ nên giao dịch với những sàn chuyển lệnh (A-Book), tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là sự chính xác của tỷ giá và chất lượng thực hiện giao dịch.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
TMGM
Neex
FXTM
OANDA
FBS
XM
TMGM
Neex
FXTM
OANDA
FBS
XM
TMGM
Neex
FXTM
OANDA
FBS
XM
TMGM
Neex
FXTM
OANDA
FBS
XM