简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Để nghiên cứu sự di chuyển về giá của một cặp tiền tệ, bạn cần một số cách để quan sát hành vi giá trong lịch sử và hành vi giá ở hiện tại của cặp tiền tệ đó.
Một biểu đồ, cụ thể, một biểu đồ giá, là công cụ đầu tiên mà tất cả các nhà kinh doanh sử dụng phân tích kỹ thuật cần có công cụ này để học hỏi.
Một biểu đồ giá đơn giản là một biểu thị trực quan giá của một cặp tiền tệ trên một khoảng thời gian.
Một biểu đồ giá sẽ hiển thị hoạt động giao dịch diễn ra trên một khoảng thời gian giao dịch (bất kể hoạt động giao dịch diễn ra trên 10 phút, 1 giờ, một ngày hay trên một tuần).
Có thể dựng biểu đồ giá để phân tích với bất kỳ tài sản tài chính nào có dữ liệu về giá diễn ra trên một khoảng thời gian.
Thay đổi giá là một loạt hầu hết các sự kiện ngẫu nhiên, vì vậy công việc của chúng ta với tư cách là nhà giao dịch là quản lý rủi ro và đánh giá xác suất, chính vì vậy mà biểu đồ giá là những gì có thể giúp ích chúng ta.
Với tiêu chí là tính trực quan, biểu đồ giá là công cụ dễ sử dụng vì giúp nhà giao dịch hình dung cách di chuyển (biến động) của giá theo thời gian một cách dễ hiểu.
Với biểu đồ giá, nhà giao dịch dễ dàng xác định và phân tích chuyển động, hình mẫu và xu hướng của một cặp tiền tệ.
Trên biểu đồ, trục y (trục tung) thể hiện thang giá và trục x (trục hoành) thể hiện thang thời gian.
Giá được vẽ từ trái sang phải trên trục x.
Giá gần đây nhất được vẽ xa nhất ở bên phải.
Thời gian trước đây, các biểu đồ giá được vẽ TAY!
Và thật may mắn cho chúng ta khi Bill Gates và Steve Jobs đã xuất hiện cùng với những phát minh về máy tính mà hai ông mang lại, giờ đây các biểu đồ giá đã được vẽ một cách kỳ diệu bằng phần mềm.
Biểu Đồ Giá Thể Hiện Điều Gì?
Biểu đồ giá mô tả lại những thay đổi trong cung và cầu.
Biểu đồ tổng hợp mọi giao dịch mua và bán của công cụ tài chính nào đó (trong ví dụ của chúng tôi là các cặp tiền tệ) tại bất kỳ thời điểm nào.
Biểu đồ kết hợp tất cả các tin tức đã biết, cũng như kỳ vọng hiện tại của các nhà giao dịch về tin tức trong tương lai.
Khi đến mốc thời gian trong tương lai, và thực tế xảy ra khác với những kỳ vọng thì giá cả cặp tiền tệ lại thay đổi.
“Tin tức tương lai” đến lúc này gọi là “tin tức đã biết” và với thông tin đã biết này, các nhà giao dịch lại điều chỉnh kỳ vọng của họ về tin tức tương lai. Và chu kỳ được lặp lại.
Biểu đồ kết hợp tất cả các hoạt động từ hàng triệu người tham gia thị trường, cho dù họ là nhà giao dịch hay algos (thuật toán).
Biểu đồ là nơi kết hợp TẤT CẢ thông tin giao dịch với nhau - bất kể giao dịch xảy ra do hành động của nhà xuất khẩu, sự can thiệp tiền tệ từ ngân hàng trung ương, giao dịch do AI (Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo) thực hiện từ quỹ phòng hộ, hay giao dịch tùy ý từ các nhà giao dịch bán lẻ - ở định dạng trực quan để các nhà giao dịch kỹ thuật có thể nghiên cứu và phân tích những thông tin giao dịch này.
Các Loại Biểu Đồ Giá
Chúng ta cùng quan sát ba loại biểu đồ giá phổ biến nhất:
• Biểu đồ đường
• Biểu đồ cột
• Biểu đồ hình nến
Bây giờ, chúng tôi sẽ giải thích từng biểu đồ forex (ngoại hối) và cung cấp những thông tin bạn cần biết về những biểu đồ đó.
Biểu Đồ Đường
Một biểu đồ đường đơn giản vẽ một đường thẳng từ giá đóng cửa này
Và khi xâu chuỗi chúng lại với nhau bằng một đường thẳng, chúng ta có thể thấy biến động giá chung của một cặp tiền tệ trên một khoảng thời gian.
Thật đơn giản để theo dõi những biến động về giá của cặp tiền tệ ở dạng biểu đồ này, nhưng biểu đồ đường có thể không cung cấp cho nhà giao dịch nhiều chi tiết về hành vi giá trong khoảng thời gian.
Tất cả những gì bạn có thể biết qua biểu đồ đường là giá đóng cửa ở mức X vào cuối chu kỳ giao dịch. Ngoài ra bạn không có manh mối gì khác về những gì đã xảy ra.
Nhưng biểu đồ đường giúp nhà giao dịch nhìn thấy xu hướng biến động về giá của cặp tiền tệ dễ dàng hơn và có thể so sánh một cách trực quan giá đóng cửa từ chu kỳ này sang chu kỳ tiếp theo.
Biểu đồ đường thường được sử dụng giúp nhà giao dịch có được cái nhìn “toàn cảnh” về các biến động giá.
Biểu đồ đường cũng cho thấy xu hướng một cách rõ ràng nhất, khi xu hướng đơn giản là được thể hiện qua độ dốc của các đường thẳng.
Một số nhà giao dịch coi mức đóng cửa (giá đóng cửa) quan trọng hơn mức mở cửa, mức cao hay mức thấp. Họ hầu như chỉ chú ý đến mức đóng cửa, và không quan tâm lắm đến biến động giá trong phiên giao dịch.
Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ đường của cặp tiền tệ EUR / USD:
Biểu Đồ Cột
Thật không may khi đây không phải là một biểu đồ ở một thanh.
Biểu đồ thanh phức tạp hơn biểu đồ đường một chút. Ở biểu đồ này hiển thị giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như giá cao và giá thấp.
Biểu đồ thanh giúp nhà giao dịch thấy được phạm vi giá của từng chu kỳ giao dịch.
Các thanh có thể tăng hoặc giảm kích thước từ thanh này sang thanh tiếp theo hoặc trên một phạm vi của thanh.
Đáy của thanh dọc (thanh thẳng đứng) hiển thị giá giao dịch thấp nhất trong chu kỳ đó, và đỉnh của thanh hiển thị giá cao nhất.
Bản thân một thanh dọc sẽ hiển thị toàn bộ phạm vi giao dịch của cặp tiền tệ.
Khi giá biến động một cách mạnh mẽ, các thanh sẽ lớn hơn. Ngược lại, khi sự biến động về giá trầm lắng hơn, các thanh trở nên nhỏ hơn.
Sự dao động về kích thước của thanh là do cách cấu tạo mỗi thanh. Chiều cao thẳng đứng của thanh phản ánh phạm vi giữa giá cao và giá thấp của chu kỳ.
Thanh giá cũng ghi giá mở cửa và giá đóng cửa của chu kỳ cùng với các đường ngang kèm theo.
Đường nằm ngang ở bên trái của thanh là giá mở cửa và đường nằm ngang ở bên phải là giá đóng cửa.
Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ thanh của cặp tiền tệ EUR / USD:
Lưu ý, trong xuyên suốt các bài học của chúng tôi về forex (ngoại hối), bạn sẽ thấy từ “bar” (“thanh”) trong sự tham chiếu đến một phần dữ liệu trên biểu đồ.
Một thanh chỉ đơn giản là một khoảng thời gian, bất kể đó là một ngày, một tuần hay một giờ.
Khi bạn nhìn thấy từ 'thanh' ở những đoạn sắp tới của bài học, hãy nhớ hiểu đó là một khoảng thời gian mà nó đang tham chiếu.
Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC” (Open-High-Low-Close chart) vì biểu đồ này hiển thị được Mở (giá mở cửa), Cao (giá cao), Thấp (giá thấp) và Đóng (giá đóng cửa) của một cặp tiền cụ thể.
Một điểm khác biệt cơ bản giữa biểu đồ đường và biểu đồ OHLC (Mở, Cao, Thấp và Đóng) là biểu đồ OHLC có thể hiển thị mức độ biến động.
Bạn hãy một lần nữa xem ví dụ về thanh (cột) giá dưới đây:
Mở: Đường ngang nhỏ bên trái là giá mở cửa
Cao: Đỉnh của đường dọc hiển thị giá cao nhất trong chu kỳ
Thấp: Phần đáy (phần dưới cùng) của đường dọc xác định giá thấp nhất trong chu kỳ
Đóng : Đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa
Biểu Đồ Hình Nến
Biểu đồ hình nến được nghĩ ra dựa trên biểu đồ thanh (hay nói cách khác biểu đồ hình nến là biến thể của biểu đồ thanh).
Biểu đồ hình nến hiển thị thông tin giá giống như biểu đồ thanh nhưng có định dạng đồ họa đẹp hơn biểu đồ thanh.
Tuy nhiên các nhà giao dịch thích loại biểu đồ này không chỉ vì đồ họa đẹp hơn mà vì biểu đồ hình nến còn dễ đọc hơn.
Thanh hình nến vẫn hiển thị phạm vi từ cao đến thấp bằng một đường thẳng đứng.
Tuy nhiên, trong biểu đồ hình nến, phần khối lớn hơn (hoặc gọi là phần thân) ở giữa cho biết phạm vi giữa giá mở cửa và giá đóng cửa.
Hình nến giúp bạn hình dung tâm lý thị trường tăng hoặc giảm (giá tăng cho thấy tâm lý thị trường tăng, trong khi giá giảm cho thấy tâm lý thị trường giảm) bằng cách hiển thị “phần thân” bằng các màu sắc khác nhau.
Theo cách truyền thống, nếu khối ở giữa được lấp đầy hoặc tô màu phần bên trong, thì cặp tiền tệ này đóng THẤP HƠN so với mở (giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa).
Trong ví dụ sau, 'khối đã tô màu' là màu đen. Đối với các khối 'đã tô màu' của chúng tôi, phần đỉnh của khối là giá mở cửa và phần đáy của khối là giá đóng cửa.
Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì khối ở giữa sẽ có màu “trắng” hoặc rỗng hoặc không được lấp đầy.
Và vì chúng ta dành kha khá thời gian cho việc xem biểu đồ, nên biểu đồ có màu sắc sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ dàng hơn.
Một chiếc tivi màu tốt hơn nhiều so với một chiếc tivi đen trắng, vậy thì có lý do gì mà chúng ta lại không thể hiện một số màu sắc trên các biểu đồ hình nến nhỉ?
Chúng ta chỉ đơn giản là thay thế màu xanh lá cây thay vì màu trắng và màu đỏ thay vì màu đen. Điều này có nghĩa là nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì hình nến sẽ có màu xanh. Và ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, hình nến sẽ có màu đỏ.
Ở những bài học sau, bạn sẽ thấy cách sử dụng nến xanh và đỏ sẽ cho phép bạn “đọc” mọi thứ trên biểu đồ nhanh hơn nhiều, chẳng hạn như xu hướng tăng / giảm và các điểm đảo chiều có thể xảy ra.
Còn giờ thì bạn chỉ cần nhớ trên biểu đồ forex (ngoại hối), chúng tôi sử dụng hình nến màu đỏ và xanh lá cây thay vì màu đen và trắng, và chúng tôi sẽ sử dụng những màu này kể từ giờ trở đi.
Đây là một ví dụ về biểu đồ hình nến cho cặp tiền tệ EUR / USD.
Mục đích của biểu đồ hình nến hoàn toàn là phục vụ hỗ trợ trực quan vì ở biểu đồ hình nến hiển thị cùng một thông tin chính xác xuất hiện trên biểu đồ thanh OHLC.
Ưu điểm của biểu đồ hình nến là:
Hình nến giúp diễn giải một cách rõ rang hơn và đây là loại biểu đồ hiệu quả cho người mới bắt đầu tìm hiểu phân tích biểu đồ.
Hình nến rất dễ sử dụng! Mắt của bạn thích ứng gần như ngay lập tức với thông tin trong ký hiệu thanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy rằng hình ảnh giúp ích cho việc học tập, chính lẽ đó, hình nến cũng có thể giúp ích hiệu quả cho việc giao dịch!
Hình nến và các mẫu hình nến có những cái tên thú vị như “ngôi sao băng”, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ ý nghĩa của mẫu hình nến.
Hình nến cũng hỗ trợ việc xác định các điểm quay đầu của thị trường dễ dàng - sự đảo chiều xu hướng từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm hoặc xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Bạn sẽ được tìm hiểu về sự đảo chiều xu hướng này ở những bài học sau.
Có nhiều loại biểu đồ khác nhau và mỗi loại phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau
Các dữ liệu dùng để cấu tạo ra các biểu đồ có thể giống nhau nhưng cách mà dữ liệu được trình bày và giải thích sẽ thay đổi.
Mỗi loại biểu đồ sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, bạn có thể chọn bất kỳ loại nào hoặc sử dụng kết hợp nhiều loại biểu đồ để phân tích kỹ thuật. Vấn đề này tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn.
Giờ thì bạn đã biết lý do tại sao hình nến lại hấp dẫn đến vậy, và đến lúc chúng tôi bật mí rằng chúng tôi sẽ sử dụng hầu hết các biểu đồ forex (ngoại hối) hình nến cho hầu hết (nếu không phải là tất cả) các ví dụ về biểu đồ forex (ngoại hối) trên trang web này.
Tổng Hợp Bài Học
Trên đây là một số loại biểu đồ giá khác nhau mà dựa vào đó nhà giao dịch có thể sử dụng để theo dõi thị trường FX (ngoại hối).
Khi bạn chỉ mới bắt đầu đọc biểu đồ giá, bạn nên chọn cho mình biểu đồ đơn giản nhất có thể.
Sau đó, khi bạn tìm thấy sở thích của mình đối với biểu đồ giá, bạn nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp để thu về đủ thông tin trên biểu đồ, và dựa vào những thông tin đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt, tuy nhiên, bạn cũng không nên thu thập quá nhiều thông tin (vì nó có thể làm cho não bạn tê liệt) và không thể đưa ra BẤT KỲ quyết định nào.
Mỗi nhà giao dịch khác nhau sẽ tìm kiếm sự kết hợp phù hợp (giữa các loại biểu đồ giá) một cách khác nhau, vì vậy quan trọng là bạn sẽ bắt đầu với những điều cơ bản trước khi bạn làm quen sử dụng các chỉ báo kỹ thuật (chúng tôi sẽ đề cập ở những bài học sau).
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
GO MARKETS
Tickmill
STARTRADER
ATFX
XM
IC Markets Global
GO MARKETS
Tickmill
STARTRADER
ATFX
XM
IC Markets Global
GO MARKETS
Tickmill
STARTRADER
ATFX
XM
IC Markets Global
GO MARKETS
Tickmill
STARTRADER
ATFX
XM
IC Markets Global