简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Giờ bạn đã biết những kiến thức cơ bản về cách giao dịch hỗ trợ và kháng cự, đã đến lúc chúng ta áp dụng các công cụ kỹ thuật cơ bản nhưng cực kỳ hữu ích này trong giao dịch của bạn.
Giờ bạn đã biết những kiến thức cơ bản về cách giao dịch hỗ trợ và kháng cự, đã đến lúc chúng ta áp dụng các công cụ kỹ thuật cơ bản nhưng cực kỳ hữu ích này trong giao dịch của bạn.
Vì ở BabyPips.com, chúng tôi muốn trình bày mọi thứ thật dễ hiểu, chúng tôi đã chia cách giao dịch với mức hỗ trợ và kháng cự thành hai ý tưởng đơn giản: the Bounce and the Break (Bật lại và Phá vỡ).
The Bounce (Bật Lại)
Như tên Bật lại đã đề cập phần nào, một phương pháp của giao dịch mức hỗ trợ và kháng cự là giao dịch ở mức giá ngay sau khi giá được bounce (bật lại).
Nhiều nhà giao dịch forex (ngoại hối) bán lẻ mắc lỗi khi đặt lệnh của họ trực tiếp trên các mức hỗ trợ và kháng cự, sau đó chỉ việc ngồi chờ giao dịch đó thành hiện thực.
Chắc chắn, điều này đôi khi có hiệu quả nhưng loại phương pháp giao dịch này giả định rằng một mức hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ được giữ mà giá thực sự chưa đạt đến đó.
Bạn có thể nghĩ, “Tại sao tôi không đặt lệnh nhập ngay? Bằng cách đó, tôi được đảm bảo mức giá tốt nhất có thể”.
Khi thực hiện bounce (bật lại) trong giao dịch, chúng ta muốn nghiêng tỷ lệ cược có lợi cho mình và tìm một phần nào đó sự xác nhận rằng hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ được giữ vững.
Ví dụ: thay vì chỉ đơn giản là mua ngay lập tức, chúng tôi muốn đợi giá bounce (bật) ra khỏi vùng hỗ trợ trước khi nhập cuộc giao dịch.
Nếu bạn rút ngắn thời gian, bạn muốn đợi giá bounce (bật) ra khỏi ngưỡng kháng cự trước khi bạn tham gia giao dịch.
Bằng cách này, bạn sẽ tránh được những thời điểm mà giá di chuyển nhanh và vượt qua hàng rào của các mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng tôi rút ra được kinh nghiệm giao dịch rằng việc hứng một con dao đang rơi khi giao dịch có thể rất đẫm máu!
The Break (Phá Vỡ)
Trong một thế giới hoàn hảo thì các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ tồn tại mãi mãi, các chính trị gia sẽ không bao giờ nói dối, đồ ăn McDonald's tốt cho sức khỏe, và tất cả mọi người chúng ta ai cũng có gói máy bay phản lực.
Trong một thế giới giao dịch forex (ngoại hối) hoàn hảo, chúng ta có thể nhảy vào và rút ra bất cứ khi nào giá chạm mức hỗ trợ và kháng cự chính, rồi dĩ nhiên sau đó là chúng ta sẽ kiếm được vô số tiền.
Nhưng vấn đề thực tế là các mức hỗ trợ và kháng cực này bị break (phá vỡ) ... một cách thường xuyên.
Cho nên là khi bạn chỉ biết thực hiện bounce (bật lại) trong giao dịch là chưa đủ. Bạn nên biết phải làm gì bất cứ khi nào các mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ!
Chúng ta có hai cách để thực hiện break (phá vỡ) trong giao dịch: cách tích cực hoặc cách thận trọng.
Cách Tích Cực
Cách đơn giản nhất để thực hiện đột phá là mua hoặc bán cặp tiền tệ bất cứ khi nào giá vượt qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách thuyết phục.
Từ khóa ở đây là thuyết phục bởi vì chúng tôi chỉ muốn bạn tham gia vào giao dịch khi giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự một cách đáng kể và dễ dàng.
Chúng tôi muốn vùng hỗ trợ hoặc kháng cự hoạt động như thể các vùng này vừa nhận được một cú đòn karate từ Chuck Norris: Chúng tôi muốn các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự sẽ bị ngất lịm trong đau đớn khi giá break (phá vỡ) các vùng này ngay lập tức.
Cách Thận Trọng
Chúng ta cùng tưởng tượng tình huống giả định này: bạn quyết định mua EUR/USD với hy vọng cặp tiền tệ này sẽ tăng sau khi giá được bouncing (bật lại) từ mức hỗ trợ.
Ngay sau đó, hỗ trợ bị break (phá vỡ) và vị thế mà bạn đang nắm giữ là vị thế thua lỗ, cùng với đó là số dư tài khoản của bạn đang từ từ tuột dốc.
Bạn sẽ…
A. Chấp nhận thất bại, rút lui và thanh lý vị thế của bạn?
Hoặc
B. Giữ nguyên giao dịch này và hy vọng giá sẽ tăng trở lại?
Nếu lựa chọn của bạn là lựa chọn B thì bạn dễ dàng hiểu được loại phương pháp giao dịch (cách thận trọng) này.
Và một điều cần nhớ là bất cứ khi nào bạn đóng một vị thế, bạn sẽ thực hiện theo chiều ngược lại của giao dịch.
Trường hợp bạn đóng giao dịch mua EUR / USD dài hạn với số tiền bằng hoặc gần hòa với vốn bạn đã bỏ ra nghĩa là bạn sẽ phải bán EUR / USD với cùng một số tiền đã mua.
Tại thời điểm này, nếu việc bán và thanh lý đủ các vị thế thua lỗ được thực hiện ở mức hỗ trợ bị phá vỡ thì giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại.
Hiện tượng này là nguyên nhân chính khiến mức hỗ trợ bị phá vỡ trở thành mức kháng cự bất cứ khi nào mức này bị break (phá vỡ).
Như bạn đã đoán trước được, bạn tận dụng hiện tượng này bằng tất cả sự kiên nhẫn.
Thay vì tham gia giao dịch ngay tại thời điểm break (phá vỡ), hãy đợi giá thực hiện “pullback” (Pullback nghĩa là khoảng thời gian mà hướng di chuyển của giá (lên/xuống) đi ngược lại với xu thế thị trường, được thiết kế với mục địch ổn định lại thị trường) về mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị break (phá vỡ) và tham gia sau khi giá bounce (bật lại).
Chúng tôi vẫn nên lưu ý bạn điều này… TRONG FOREX (NGOẠI HỐI), KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG CÓ THỂ XẢY RA VIỆC GIÁ THỰC HIỆN “PULLBACK”. VÀ “RETESTS” (KIỂM TRA LẠI VÙNG GIÁ MÀ THỊ TRƯỜNG ĐÃ PHÁ VỚ TRƯỚC ĐÓ) MỨC ĐỘ HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ BỊ PHÁ VỠ CŨNG KHÔNG PHẢI ĐƯỢC XẢY RA TRONG MỌI LÚC. SẼ CÓ LẦN MÀ GIÁ SẼ CHỈ DI CHUYỂN THEO MỘT HƯỚNG, CÒN BẠN THÌ BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU. CHÍNH VÌ ĐIỀU NÀY MÀ BẠN HÃY LUÔN SỬ DỤNG CÁC LỆNH CẮT LỖ VÀ KHÔNG BAO GIỜ BAO GIỜ GIỮ CHẶT MỘT GIAO DỊCH CHỈ VÌ SỰ HY VỌNG.
Đến đây thì cho chúng tôi xin lỗi vì phím Caps Lock của chúng tôi bị kẹt.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
GO MARKETS
VT Markets
XM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
GO MARKETS
VT Markets
XM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
GO MARKETS
VT Markets
XM
FP Markets
STARTRADER
EC Markets
GO MARKETS
VT Markets
XM