简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Ichimoku Kinko Hyo? Không sai đâu. Bạn vẫn đang ở trong Học viện WikiFX chứ không phải là một trang web nhạc pop hay anime của Nhật Bản.
“Ichimoku Kinko Hyo” không phải được hiểu theo nghĩa đen của bản dịch “Mong các pips sẽ luôn ở bên bạn”, mà mục đích của chỉ báo này giúp cho bạn thu về được số pips ấy.
Ichimoku Kinko Hyo (IKH) là một chỉ báo đo lường động lượng giá trong tương lai và xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tương lai.
Đây chính là chỉ báo 3 trong 1 dành cho bạn! Ngoài ra, chỉ báo này được sử dụng chủ yếu cho các cặp tiền JPY.
Nếu đi dịch nghĩa từng từ một trong đó, từ ichimoku nghĩa là “cái nhìn lướt qua”, kinko nghĩa là “trạng thái cân bằng”, còn hyo trong tiếng Nhật có nghĩa là “đồ thị”.
Ghép các từ này lại với nhau, cụm từ ichimoku kinko hyo có nghĩa là “lướt nhìn đồ thị ở trạng thái cân bằng”.
Vậy cả cụm từ đó có nghĩa là gì?
Đồ thị dưới đây sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn…
Rất tiếc là nó lại chẳng giúp được gì. Càng nhìn vào lại càng thấy nhiều đường hơn và sẽ chỉ làm bạn thấy thêm rối mắt.
Trước khi bạn định bỏ cuộc, hãy thử cùng phân tích các thành phần trong Ichimoku Kinko Hyo để sao cho dễ hiểu.
Nhưng trước hết, bạn cần phải nắm được một số điều cơ bản về chỉ báo này đã:
· Ichimoku có thể được sử dụng trong tất cả các khung thời gian đối với bất kỳ tài sản có thể giao dịch nào. (Ban đầu chỉ báo này dùng để buôn bán trao đổi gạo!)
· Ichimoku có thể được sử dụng trong cả thị trường tăng và giảm.
Vậy khi nào bạn KHÔNG THỂ sử dụng chỉ báo Ichimoku?
Câu trả lời là khi không tồn tại một xu hướng rõ ràng.
Về cơ bản, đó là khi thị trường giao dịch đi ngang, trôi nổi hay còn gọi là thị trường không xu hướng.
Bạn sẽ nhận biết được thị trường không xu hướng khi giá dao động ở hai bên của mây Ichimoku.
Bạn đã hiểu rồi chứ! Tuyệt vời.
Bây giờ chúng ta hãy đi phân tích xem mỗi đường của chỉ báo này biểu thị điều gì nhé!
Kijun Sen (đường màu xanh dương): Hay còn được gọi là đường tiêu chuẩn hay đường cơ sở (base line), giá trị này được tính bằng cách lấy trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 26 phiên giao dịch trước đó.
Tenkan Sen (đường màu đỏ): Còn được gọi là đường rẽ (turning line), tính bằng cách lấy trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 9 phiên giao dịch trước đó.
Chikou Span (đường màu xanh lá): Được gọi là đường trễ (lagging line), là giá đóng cửa (Close) của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về trước (quá khứ) 26 phiên giao dịch.
Senkou Span (đường màu cam): Giá trị này được tính bằng cách lấy trung bình cộng của Tenkan Sen và Kijun Sen, vẽ tiến về phía trước 26 phiên giao dịch trên đồ thị.
Đường Senkou thứ hai được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên giao dịch trước đó và vẽ tiến về phía trước 26 phiên trên đồ thị.
Bạn đã nắm được rồi chứ? Thực tế thì bạn không cần thiết phải ghi nhớ cách tính từng đường này đâu.
Quan trọng hơn cả là bạn cần phải biết cách diễn giải những đường này.
Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trong giao dịchĐường Senkou
Trước tiên hãy cùng phân tích đường Senkou Span.
Nếu giá nằm ở trên đường Senkou Span, đường trên cùng đóng vai trò là mức hỗ trợ đầu tiên và đường dưới cùng là mức hỗ trợ thứ hai.
Nếu giá nằm ở dưới đường Senkou Span, đường dưới cùng sẽ tạo thành mức kháng cự đầu tiên và đường trên cùng sẽ là mức kháng cự thứ hai.
Đường Kijun Sen
Trong khi đó, đường Kijun Sen sẽ như một chỉ báo về chuyển động giá trong tương lai.
Nếu giá cao hơn đường màu xanh dương đồng nghĩa với việc nó có thể tiếp tục leo cao hơn nữa.
Nếu giá nằm dưới đường màu xanh dương đồng nghĩa với việc nó có thể tiếp tục giảm.
Đường Tenkan Sen
Đường Tenkan Sen là một chỉ báo về xu hướng thị trường.
Nếu đường màu đỏ chuyển động lên hoặc xuống có nghĩa là thị trường đang vào xu hướng.
Nếu đường này chuyển động theo chiều ngang, điều đó báo hiệu thị trường đang dao động.
Đường Chikou Span
Cuối cùng nếu đường Chikou Span hay đường màu xanh lá cắt đường giá từ dưới lên, đây là tín hiệu để các nhà giao dịch cần mua vào.
Nếu đường màu xanh lá cắt đường giá từ trên xuống, đây là tín hiệu cần bán ra.
Dưới đây lại là đồ thị gồm rất nhiều các đường, nhưng lần này có thêm các tín hiệu giao dịch:
Thoạt đầu trông có vẻ phức tạp nhưng nhìn vào đồ thị này ta thấy được hết các mức hỗ trợ và kháng cự, điểm cắt nhau, các chỉ báo dao động và chỉ báo xu hướng! Thật tuyệt phải không?
Là một chỉ báo xác định xu hướng, Ichimoku có thể được sử dụng trong bất kỳ thị trường nào và bất kỳ khung thời gian nào.
Bất kể thị trường đó là gì đi nữa, chỉ báo Ichimoku đưa ra các tín hiệu để bạn giao dịch theo hướng của xu hướng chứ KHÔNG đi ngược lại xu hướng.
Bằng việc xác định được xu hướng, chỉ báo Ichimoku có thể giúp bạn tránh vào sai lệnh.
Vậy là chúng ta đã vừa đi tìm hiểu một loạt các chỉ báo. Hãy cùng xem chúng ta có thể tổng hợp tất cả những gì đã học và áp dụng chúng vào thực tế ra sao…
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
IC Markets Global
Vantage
ATFX
XM
FBS
FOREX.com
IC Markets Global
Vantage
ATFX
XM
FBS
FOREX.com
IC Markets Global
Vantage
ATFX
XM
FBS
FOREX.com
IC Markets Global
Vantage
ATFX
XM
FBS
FOREX.com