简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Chúng ta đã cùng tìm hiểu rất nhiều mô hình giá. Chắc hẳn bạn cảm thấy có quá nhiều kiến thức dẫn đến khó phân biệt, đã đến lúc tóm gọn lại.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu rất nhiều mô hình giá. Chắc hẳn bạn cảm thấy có quá nhiều kiến thức dẫn đến khó phân biệt, đã đến lúc tóm gọn lại.
Nếu chỉ dừng ở mức biết thì bạn sẽ không bao giờ áp dụng được vào trading.
Bạn phải thực hành trực tiếp trên biểu đồ, học cách phát hiện và áp dụng nó nhuần nhuyễn, chỉ có vậy bạn mới kiếm được lợi nhuận.
Hãy cùng tóm tắt các mẫu biểu đồ mà chúng ta vừa học dựa trên các dấu hiệu.
Reversal Chart Patterns (Mô hình giá đảo chiều)
Các mẫu hình giá đảo chiều là các mẫu hình mà sau khi hình thành, chúng ta biết giá sẽ đảo chiều so với xu hướng trước đó.
Nếu một mô hình đảo chiều hình thành trong một xu hướng tăng, nó là dấu hiệu cho thấy xu hướng sẽ đảo và giá sẽ sớm đi xuống.
Ngược lại, nếu một mô hình đảo chiều được hình thành trong một xu hướng giảm, nó là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng lên sau đó.
Ở bài học này, chúng ta sẽ cùng tổng hợp sáu mẫu biểu đồ cho tín hiệu đảo chiều. Bạn còn nhớ hết tên của các loại mẫu hình giá này chứ?
1/ Mô hình 2 đỉnh (Double Top).
2/ Mô hình 2 đáy (Double Bottom).
3/ Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders).
4/ Mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders).
5/ Mô hình nêm tăng (Rising Wedge).
6/ Mô hình nêm giảm (Falling Wedge).
Nếu bạn còn nhớ cả 6 mô hình này, xin chúc mừng bạn là một học sinh chăm chỉ!
Để giao dịch các mẫu biểu đồ này, chỉ cần đặt một lệnh vượt ra khỏi đường viền cổ (neckline) và đi theo xu hướng mới. Sau đó, mục tiêu chốt lời là xấp xỉ chiều cao của sự hình thành mô hình
Giả sử, nếu bạn nhìn thấy một mô hình 2 đáy, hãy đặt khoảng chốt lời sau khi giá phá khỏi đường viền cổ, bằng với khoảng từ 2 đáy đến đường viền cổ.
Đừng quên đặt điểm dừng lỗ để tránh rủi ro. Điểm dừng lỗ lý tưởng thường được đặt ở giữa so với chiều cao của mô hình.
Ví dụ như ở mô hình 2 đáy bạn có thể đo khoảng cách từ đáy đôi đến đường viền cổ, chia khoảng đó cho 2 , lấy vị trí đó làm điểm dừng lỗ của bạn.
Continuation Chart Patterns (Mô hình giá tiếp diễn)
Các mô hình tiếp diễn là những dạng mô hình giá báo hiệu rằng xu hướng vẫn sẽ tiếp tục kéo dài.
Thông thường, mô hình giá tiếp diễn còn được gọi là mô hình hợp nhất bởi vì chúng cho thấy vùng mua bán trước khi đẩy giá đi xa hơn.
Một xu hướng không để đi một mạch từ thấp nhất đến cao nhất mà cần có sự điều
chỉnh và sau đó lấy lại đà để tiếp tục xu hướng chung.
Dưới đây là các mẫu hình giá tiếp diễn; cụ thể là hình cái nêm, hình chữ nhật và hình cờ. Lưu ý rằng mô hình cái nêm có thể được coi là mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn tùy thuộc vào xu hướng.
Để giao dịch các mô hình này, chỉ cần đặt lệnh trên hoặc dưới mô hình (tất nhiên nên dựa theo xu hướng đang diễn ra).
Sau đó, giá thường sẽ đi đến một mục tiêu mà ít nhất là bằng chiều cao của mô
hình, áp dụng cho mô hình cái nêm và hình chữ nhật.
Đối với mô hình cờ, bạn có thể đặt mục tiêu chốt lời cao hơn và xấp xỉ bằng chiều cao của cột cờ.
Đối với các mẫu hình giá tiếp diễn, các điểm dừng lỗ thường được đặt phía trên hoặc bên dưới sự hình thành biểu đồ.
Ví dụ: khi giao dịch với mô hình chữ nhật giảm, hãy đặt điểm dừng lỗ của bạn trên đỉnh một vài pips vì đây là mức kháng cự của hình chữ nhật.
Bilateral Chart Patterns (Mô hình giá song phương)
Mô hình giá song phương thì có nhiều rủi ro hơn bởi vì tín hiệu phát ra cho thấy giá có thể đi bất cứ hướng nào.
Vậy mô hình này báo hiệu hướng giá nào?
Giống như tên gọi, mô hình giá song phương cung cấp hai khả năng thay đổi giá.
Tiêu biểu ở đây là mô hình tam giác. Giá có thể phá cạnh trên hoặc cạnh dưới.
Để giao dịch với mô hình này, bạn nên xem xét cả hai kịch bản (phá vỡ bên trên hoặc phá vỡ bên dưới) và nên đặt 2 lệnh chờ, trên mô hình và dưới mô hình.
Nếu một lệnh được kích hoạt, bạn có thể hủy lệnh kia đi. Làm vậy thì bạn sẽ đi theo xu hướng của phe thắng cuộc.
Vấn đề duy nhất là bạn có thể bị mắc lỗi nếu bạn đặt các lệnh chờ quá gần với đỉnh hoặc đáy của mô hình, bạn có khả năng nhận những cú false break (giá phá cản ảo).
Vì vậy, hãy cẩn thận và đừng quên đặt điểm dừng lỗ.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
OANDA
XM
FxPro
EC Markets
Pepperstone
HFM
OANDA
XM
FxPro
EC Markets
Pepperstone
HFM
OANDA
XM
FxPro
EC Markets
Pepperstone
HFM
OANDA
XM
FxPro
EC Markets
Pepperstone
HFM