简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Bạn đã từng thắc mắc tại sao đồng đô la Mỹ vẫn tăng trưởng ngay cả trong thời điểm khó khăn và khi nền kinh tế bùng nổ chưa?
Bạn đã từng thắc mắc tại sao đồng đô la Mỹ vẫn tăng trưởng ngay cả trong thời điểm khó khăn và khi nền kinh tế bùng nổ chưa?
Các loại tiền tệ có xu hướng giảm khi triển vọng kinh tế của quốc gia đó xấu đi, tuy nhiên vai trò độc tôn của đồng đô la Mỹ trên thế giới đã khiến cho đồng tiền này trở nên đặc biệt, vì vậy khi nền kinh tế Mỹ suy yếu, loại tiền tệ này vẫn có thể tăng trưởng.
Một cách dễ hiểu để giải thích điều này là giả sử trên thế giới tồn tại hai “loại” đồng đô la Mỹ.
Có một loại đồng đô la Mỹ “trong nước” hoạt động giống như bất kỳ loại tiền tệ nào. Nó gắn liền với triển vọng tương đối của nền kinh tế và lợi nhuận đầu tư tiềm năng.
Ngoài ra còn có một loại đồng đô la Mỹ “quốc tế” được sử dụng làm đồng tiền chính trong giao dịch toàn cầu (thanh toán) và cũng được sử dụng để mua trái phiếu chính phủ Mỹ mà rất nhiều nhà giao dịch khao khát có được vì độ an toàn của chúng.
Loại đồng đô la Mỹ “quốc tế” này mạnh lên nhờ nhiều yếu tố khi thị trường có biến động và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Khi có những sự kiện tin tức “bất ngờ” xuất hiện, dù là ở Mỹ hay quốc gia nào thì cũng đủ để khiến nhà đầu tư và nhà giao dịch lao đao và đưa thị trường tài chính đi xuống, đó là khi đồng đô la Mỹ nước ngoài có thể tăng giá.
Trên thực tế, có một gã thông minh tại Morgan Stanley đã đưa ra một lý thuyết để giải thích hiện tượng này.
Stephen Jen, trước kia là một nhà kinh tế trong lĩnh vực ngoại hối của Qũy Tiền tệ Quốc tế và Morgan Stanley, hiện đang điều hành một quỹ đầu cơ và công ty tư vấn Eurixon SLJ Capital ở London, đã nghiên cứu và cho ra đời một lý thuyết mang tên “Lý thuyết đồng đô la cười”.
Giả thích lý thuyết đồng đô la cười
Lý thuyết của ông đưa ra 3 kịch bản chính tác động trực tiếp đến hành vi của đồng đô la Mỹ. Dưới đây là hình minh họa ngắn gọn:
Kịch bản thứ nhất: Đồng đô la Mỹ tăng trưởng mạnh do sự lo ngại về rủi ro
Kết luận đầu tiên trong lý thuyết đồng đô la cười đó là đồng đô la Mỹ sẽ được hưởng lợi khi xuất hiện những tâm lý lo ngại rủi ro. Lúc này các nhà đầu tư sẽ tìm nơi “trú ấn an toàn” ở các loại tiền tệ như đô la Mỹ và đồng Yên Nhật.
Bởi vì các nhà đầu tư cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang bị lung lay nên họ sẽ do dự khi đâm đầu vào các loại tài sản rủi ro mà thay vào đó sẽ mua các loại tài sản “an toàn hơn” như nợ chính phủ Mỹ (“Trái phiếu kho bạc Mỹ”) bất kể tình hình kinh tế Mỹ thế nào.
Tuy nhiên để mua được trái phiếu kho bạc Mỹ, bạn cần đổi sang đồng đô la Mỹ, do đó nhu cầu với đồng đô la Mỹ tăng cao (để có thể mua trái phiếu kho bạc Mỹ), khiến đồng đô la Mỹ mạnh lên.
Kịch bản thứ 2: Đồng đô la Mỹ giảm mạnh do nền kinh tế suy yếu
Đồng đô la Mỹ giảm xuống đáy mới.
Trong kết luận thứ hai trong lý thuyết đồng đô la cười, Stephen Jen cho rằng nếu nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu thì đồng bạc Xanh (tiền giấy Mỹ) cũng theo đó là giảm.
Bên cạnh đó các chính sách cắt giảm lãi suất cũng tác động đến đồng đô la Mỹ. (Cho dù nếu các quốc gia khác cũng cắt giảm mức lãi suất đi nữa, thì đó cũng chỉ là một tác động nhỏ, bởi vì tất cả đều dựa trên những kỳ vọng về định hướng tương lai của các sai biệt lãi suất.)
Điều này dẫn đến việc thị trường sẽ e dè với đồng đô la Mỹ. Các nhà đầu tư từ đó sẽ bắt đầu bán tháo đồng đô la Mỹ.
Một yếu tố khác đó là hiệu quả kinh tế tương đối giữa Mỹ và các quốc gia khác. Nếu tăng trưởng kinh tế của Mỹ yếu hơn các nước khác thì các nhà đầu tư sẽ bán tháo đồng đô la Mỹ và mua lại những loại tiền tệ của quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn.
Nó giống như việc nếu bạn sở hữu một đội bóng rổ NBA và có Reggie Miller là cầu thủ ngôi sao trong đội. Đột nhiên lại xuất hiện một Michael Jordan lực lưỡng hơn. Đương nhiên bạn sẽ chọn đổi Miller lấy Jordan vì xét về tổng thể, Jordan vẫn là cầu thủ chơi hay hơn.
Không phải vì Reggie Miller chơi dở mà chỉ là có một lựa chọn thay thế tốt hơn vào thời điểm đó. Trường hợp bạn thực hiện giao dịch đổi và đột nhiên Michael Jordan dính chấn thương vào cuối mùa giải, và Reggie Miller lại cứ thế xuất hiện, thì bạn biết phải làm gì rồi đấy.
Bán “Air Jordan” để đổi lấy “Miller Time”. Thấy chứ, tất cả chỉ mang tính tương đối.
Kịch bản thứ 3: Đô la Mỹ tăng mạnh do tăng trưởng kinh tế
Đồng đô la Mỹ tăng giá nhờ kinh tế tăng trưởng.
Cuối cùng cũng xuất hiện một tín hiệu tốt cho đồng đô la Mỹ, khi nền kinh tế Mỹ nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Khi đó những dấu hiệu phục hồi kinh tế và sự lạc quan về nền kinh tế tăng trưởng xuất hiện, khiến rất nhiều nhà giao dịch bị đánh tâm lý và đổ xô mua đồng đô la Mỹ.
Nói cách khác, giá trị của đồng tiền Xanh bắt đầu tăng lại khi nền kinh tế Mỹ có tốc độ tăng trưởng GDP mạnh hơn và kỳ vọng tăng lãi suất (so với những quốc gia khác).
Hãy cùng phân tích Lý thuyết đồng đô la cười trong thực tế…
Bạn có thể thấy rằng đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế trên khắp thế giới, và đồng đô la Mỹ trở thành một loại tiền tệ “trú ẩn an toàn” cho các nhà đầu tư. Tất cả các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, trong bối cảnh này đều có nền kinh tế đi xuống.
Nhưng nếu nền kinh tế của các quốc gia khác có thể cải thiện và bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn kinh tế Mỹ, thì đồng đô la Mỹ sẽ suy giảm.
Mấu chốt chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối. Nếu tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khác đang tăng lên, nhưng nền kinh tế Mỹ thậm chí còn phát triển nhanh hơn, thì lúc đó đồng đô la Mỹ sẽ đổi hướng đi lên về phía bên phải.
Vậy Lý thuyết đồng đô la Mỹ cười có chính xác hay không?
Chỉ có thời gian mới có thể trả lời.
Trong bất kỳ tình huống nào bạn cũng cần ghi nhớ lý thuyết quan trọng này. Hãy nhớ rằng tất cả các nền kinh tế đều có tính chu kỳ. Chúng mạnh lên rồi suy yếu, cứ thế lặp đi lặp lại.
Điều quan trọng là bạn cần xác định phần nào của chu kỳ nền kinh tế Mỹ và sau đó so sánh tình hình kinh tế Mỹ với các nền kinh tế khác.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
TMGM
ATFX
FXCM
IC Markets Global
EC Markets
AvaTrade
TMGM
ATFX
FXCM
IC Markets Global
EC Markets
AvaTrade
TMGM
ATFX
FXCM
IC Markets Global
EC Markets
AvaTrade
TMGM
ATFX
FXCM
IC Markets Global
EC Markets
AvaTrade