简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp đó là do thiếu kế hoạch.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp đó là do thiếu kế hoạch.
Nếu muốn thành công trong cuộc sống và kinh doanh thì bạn cần phải có kế hoạch làm thế nào để có được thành công đó.
Giao dịch không khác bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác.
Quan trọng là phải có một kế hoạch kinh doanh bằng văn bản cho giao dịch của bạn hệt như việc bạn lên kế hoạch cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác.
Giống như chúng ta đã đề cập ở bài học trước…
“Nếu bạn không lập kế hoạch, thì bạn đã có xu hướng thất bại.”
Hay nói cách khác là những người không lập kế hoạch giao dịch giống như một doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ thất bại.
Dưới đây là 21 câu hỏi quan trọng như một phần kế hoạch giao dịch mà bạn nên có câu trả lời.
. Lý do cụ thể của bạn khi muốn trở thành một nhà giao dịch là gì?
. Bạn hy vọng thu được gì từ giao dịch?
. Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?
. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
. Bạn dự định giải quyết điểm yếu và tận dụng điểm mạnh của mình như thế nào?
. Điều gì sẽ tách bạn khỏi phần lớn các nhà giao dịch thất bại? (Khi bạn trả lời là “làm việc chăm chỉ” thì sẽ chưa đủ. Vì rất nhiều nhà giao dịch làm việc chăm chỉ vẫn thất bại.)
. Liệu những điều bạn đã đề cập ở trên có thực sự mang lại cho bạn lợi thế trên thị trường để kết quả giao dịch của bạn tạo ra một kỳ vọng tích cực không?
. Bạn dự định giao dịch ở thị trường nào hoặc những thị trường nào và tại sao?
. Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian để tích cực theo dõi thị trường forex (ngoại hối)? Và thị trường tài chính tổng thể?
. Phong cách giao dịch của bạn là gì? Bạn có kế hoạch giao dịch lướt sóng, giao dịch trong ngày, giao dịch mua bán xen kẽ hay giao dịch vị thế không?
. Các phong cách giao dịch bạn đã chọn có phản ánh thực tế về lượng thời gian bạn có thể dành cho giao dịch không?
. Bạn sẽ dành thời gian nào trong ngày (hoặc trong tuần) để thực sự giao dịch, nghiên cứu các giao dịch và sau đó tìm hiểu về thị trường?
. Bạn sẽ sử dụng (các) hệ thống giao dịch nào (tiêu chí của bạn để vào và thoát giao dịch)?
. Chiến lược quản lý rủi ro của bạn là gì?
. Làm thế nào bạn biết được nếu hệ thống hoặc chiến lược giao dịch của bạn ngừng hoạt động?
. Sau khi bạn xác định rằng hệ thống hoặc chiến lược giao dịch của bạn đã ngừng hoạt động, bạn sẽ làm gì để giải quyết vấn đề đó?
. Bạn sẽ sử dụng phần mềm và thiết bị giao dịch nào để giao dịch và giá là bao nhiêu?
. Bạn sẽ sử dụng ai để tiếp cận thị trường? Bạn sẽ sử dụng (những) nhà môi giới nào?
. Bạn định bắt đầu giao dịch với bao nhiêu tiền? Bạn có đủ khả năng với rủi ro khi số tiền này mất mà không ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống hiện tại của bạn không?
. Bạn có dự định thêm tiền vào tài khoản của mình không và nếu có thì số tiền đó sẽ đến từ đâu?
. Nếu bạn có lãi, bạn có kế hoạch tái đầu tư lợi nhuận hay rút một phần hoặc tất cả không?
Nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc giao dịch thì hãy dành thời gian để suy ngẫm về những câu hỏi trên.
Sự phát triển và thành công cần có định hướng và ý thức về mục đích. Mà trước tiên phải được xác định và nói rõ ràng. Vì định hướng và ý thức về mục đích sẽ không tự xuất hiện.
Một lộ trình rõ ràng buộc phải giải trình và chịu trách nhiệm, điều này đôi khi có thể dẫn đến thay đổi kế hoạch (như khi hệ thống hoặc chiến lược giao dịch của bạn ngừng hoạt động). Điều này là tốt, nhưng bạn sẽ không biết rằng thay đổi thậm chí là cần thiết trừ khi bạn đã xác định rõ ràng những điều khoản “hoạt động” và “không hoạt động”.
Rủi ro có thể được biến thành cơ hội, nhưng trước tiên, bạn cần phải xác định được những rủi ro gì. Nếu không, khi rủi ro đến như một cuộc khủng hoảng, bạn sẽ ở trong tình thế khó khăn và nguy hiểm, rất có thể bị hoang mang và đưa ra những quyết định kém cỏi (và không có lợi).
Như bạn có thể thấy, có nhiều điều cần xem xét trước khi nhấn nút mua hoặc bán trong nền tảng giao dịch của bạn.
Việc trả lời từng câu hỏi sẽ không bảo đảm giao dịch thành công, nhưng khi bạn KHÔNG trả lời những câu hỏi trên thì gần như chắc chắn sẽ thất bại.
Sự lựa chọn là của bạn.
Kết quả thường tỷ lệ thuận với chất lượng của kế hoạch.
Đừng đặt mình vào thất bại. Mà hãy đặt bản thân vào sự thành công.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
Tickmill
OANDA
FxPro
EC Markets
Vantage
IQ Option
Tickmill
OANDA
FxPro
EC Markets
Vantage
IQ Option
Tickmill
OANDA
FxPro
EC Markets
Vantage
IQ Option
Tickmill
OANDA
FxPro
EC Markets
Vantage
IQ Option