简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:“Toilet paper” một thuật ngữ mà chúng tôi hay sử dụng để nói về một đồng tiền xuống giá liên tục trong một khoảng thời gian.
“Toilet paper” một thuật ngữ mà chúng tôi hay sử dụng để nói về một đồng tiền xuống giá liên tục trong một khoảng thời gian.
Khái niệm đó hiện nay thật sự phù hợp với EUR, nó hầu như xuống giá so với tất cả các đồng tiền khác trong giỏ 10 đồng tiền phổ biến nhất. EUR/USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2017. Cặp tiền này đóng cửa với nến màu đỏ lần thứ 9/10 ngày giao dịch gần nhất. Điều này cũng diễn ra tương tự với các cặp tỷ giá EUR/CHF, EUR/CAD…
Vì sao EUR lại yếu? Những yếu tố nào đang tác động đến giá trị của đồng EUR khiến nó bị mất giá như vậy?
Lo ngại các yếu tố vĩ mô và chính sách “Lãi suất âm của ECB”
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/9 có động thái “mở van” mạnh tay, bằng động thái kép cắt giảm lãi suất sâu hơn dưới 0 và tung một gói nới lỏng định lượng (QE) để hỗ trợ nền kinh tế khu vực đang suy yếu.
Theo đói, ECB hạ lãi suất cơ bản 0,1 điểm phần trăm, về ngưỡng âm 0,5%. ECB tuyên bố sẽ giữ lãi suất ở mức này hoặc giảm thêm cho tới khi triển vọng lạm phát cải thiện. Đồng thời ECB tuyên bố bắt đầu chi 20 tỷ Euro (22 tỷ USD) mỗi tháng để mua vào trái phiếu và các tài sản tài chính khác bắt đầu từ tháng 11/2019. Việc bơm tiền, hay còn gọi là nới lỏng định lượng (QE) này được ECB cam kết duy trì “cho tới khi nào không còn cần thiết”.
Cụm từ “cho tới khi nào không còn cần thiết” ám chỉ chính sách nới lỏng tiền tệ không xác định thời hạn và dường như các nhà lãnh đạo của ECB nhận thấy sự khó khăn trong việc phục hồi tăng trưởng của khu vực đồng Euro với vô vàn những bất ổn: Lạm phát thấp trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao, áp lực nợ công đè nặng, chỉ số sản xuất yếu kém gần đây của Đức, xuất khẩu tụt dốc do sự đi xuống của kinh tế toàn cầu sau nạn dịch COVID-19,…
Những chỉ số vĩ mô đáng thất vọng của khu vực đồng Euro làm cho các nhà phân tích dự đoán rằng ECB thậm chí sẽ sớm giảm lãi suất về âm 0,6% và chương trình nới lỏng định lượng sẽ tăng lượng tiền bơm vào thị trường lên đến 40 tỷ EUR mỗi tháng.
Thiệt hại sau vụ ly hôn với Liên hiệp Anh hậu Brexit
Anh đã chính thức tách khỏi EU vào ngày 31/1/2020 và hai bên đang lên kế hoạch đàm phán để đạt được các thỏa thuận trong tương lai.
Phần lớn các cuộc đàm phán này sẽ tập trung vào mối quan hệ thương mại trong tương lai của Anh và EU. Các thỏa thuận thương mại thường phải mất nhiều năm, nếu không phải là hàng thập kỷ để đàm phán. Chẳng hạn, thỏa thuận của EU với Canada đã mất 7 năm để kết thúc. Và EU là đối tác khó đàm phán vì chính trị nội bộ phức tạp của khối liên minh này.
Sự bế tắc ngày càng trở nên rõ ràng, ngay cả trước khi các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu, cho thấy các cuộc đàm phán thương mại trong thời kỳ chuyển đổi Brexit sẽ đầy phiền toái và có thể dẫn đến việc Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào.
Cho dù bất cứ kịch bản nào xảy ra chi phí thương mại giữa Anh và EU sẽ tăng lên đáng kể, các nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với Anh như Hà Lan và Ireland sẽ chịu tác động nặng nề nhất.
Ngay cả khi chưa cần nhắc đến sự phức tạp của các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa hai bên, EU vẫn là bên bị thiệt hại lớn sau Brexit: Mất đi khoản hỗ trợ 10 tỷ EUR mỗi năm, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái dịch vụ tài chính khiến tính thanh khoản và độ hấp dẫn của thị trường vốn bị ảnh hưởng, quy mô thị trường bị thu hẹp, tiếng nói và quyền quyết định của EU đối với các vấn đề quốc tế bị suy yếu.
KHUONG NGUYEN
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Pepperstone
XM
ATFX
FBS
EC Markets
Vantage
Pepperstone
XM
ATFX
FBS
EC Markets
Vantage
Pepperstone
XM
ATFX
FBS
EC Markets
Vantage
Pepperstone
XM
ATFX
FBS
EC Markets
Vantage