简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Coronavirus đã khiến nền kinh tế Trung Quốc vào quý 1 năm tài chính 2020 chứng kiến sự thu hẹp quy mô lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, khi mà tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang nằm ngoài tầm kiểm soát, nền kinh tế của quốc gia này chỉ có thể trông mong vào nguồn cầu nội địa để có thể sớm phục hồi.
Coronavirus đã khiến nền kinh tế Trung Quốc vào quý 1 năm tài chính 2020 chứng kiến sự thu hẹp quy mô lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, khi mà tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang nằm ngoài tầm kiểm soát, nền kinh tế của quốc gia này chỉ có thể trông mong vào nguồn cầu nội địa để có thể sớm phục hồi.
Tổng sản phẩm quốc nội giảm 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là dữ liệu xấu nhất kể từ năm 1992 khi GDP hàng quý được chính thức thống kê và thậm chí còn cao hơn mức giảm dự đoán là 6%. Trung Quốc đã không có một năm kinh tế sụt giảm nào kể từ khi kết thúc thời kỳ Mao Trạch Đông vào những năm 1970.
Doanh số bán lẻ giảm 15.8% trong tháng 3 do người tiêu dùng vẫn cảnh giác và cẩn thận khi diễn biến dịch bệnh chỉ vừa mới tốt lên ở phạm vi trong nước trong vài tuần qua, chỉ số đầu tư giảm 16.1% trong ba tháng đầu năm. Một dấu hiệu tương đối tích cực đó la quy mô sản xuất công nghiệp chỉ bị thu hẹp 1.1% thấp hơn so với dự đoán khi phần lớn các nhà máy đã quay trở lại làm việc và các biện pháp phong tỏa cách ly cũng ngày càng nới lỏng.
Cả sản lượng bán lẻ và sản lượng sản xuất đều cho thấy sự cải thiện hơn so với bức tranh đen tối trong 2 tháng trước, nền kinh tế có dấu hiệu ổn định phần nào.
Nguồn ảnh: Bloomberg
Louis Kujis, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics HongKong cho biết “Chúng tôi hy vọng sự hồi phục này vẫn sẽ tiếp tục, tuy nhiên, xu hướng tăng sẽ bị chậm lại do việc suy yếu nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu xuất khẩu.”
Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đang giữ vững mức tăng sau những công bố dữ liệu kinh tế này và thậm chí còn tăng nhẹ vào thời điểm đóng cửa khi hầu hết những dữ liệu trên đều đã được các nhà đầu tư lường trước. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0.66% vào lúc 3 giờ chiều qua, chỉ số Hang Seng tăng 1.565 tại Hong Kong.
Kinh tế Trung Quốc đã trải qua một trận tê liệt từ thời điểm cuối tháng 1 khi dịch bệnh bắt đầu được phát hiện tại Vũ Hán và lan nhanh ra khắp đất nước. Trong tháng Hai, hầu hết các nhà máy và doanh nghiệp vẫn phải đóng cửa, người dân buộc phải ở trong nhà theo như yêu cầu hạn chế và cấm vận từ phía chính phủ. Quá trình nối lại hoạt động kinh doanh diễn ra khá chậm chạp và chỉ đạt đến mức khoảng 90% tính đến cuối tháng 3 theo như ước tính của Bloomberg Economics.
Để giảm bớt các tác động kinh tế, Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch một loạt các biện pháp hỗ trợ về cả mặt tài khóa và tiền tệ, mặc dù không dựa trên quy mô từ các quốc gia khác. Cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản trong những ngày tới có thể sẽ cung cấp thêm các tín hiệu về hướng hỗ trợ chính sách.
Trong khi dữ liệu xuất khẩu tháng 3 giảm ít hơn dự kiến, thời điểm mà năng lực sản xuất đã dần được khôi phục, các nhà kinh tế cảnh báo tằng chặng đường phía trước có thể vẫn còn rất nhiều khó khăn khi mà các quốc gia khác trên thế giới vẫn đang nằm trên đỉnh điểm dịch bệnh, ngừng mọi hoạt động kinh doanh và nhu cầu nhập khẩu gần như là không có.
Hầu hết các nền kinh tế lớn vẫn đang tạm đóng cửa, Robin Xing, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại Morgan Stanley Asia cho biết trên Bloomberg TV, vì thế tốc độ tăng trưởng trong quý 2 vẫn sẽ không mấy khả quan, có thể chỉ nhỉnh hơn mức 0 một chút.
Về mặt tích cực, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát thực tế đã giảm trong tháng 3, xuống 5.9% từ mức kỷ lục 6.2% trong tháng 2. Điều đó cho thấy Trung Quốc đến nay vẫn tránh được thảm họa về vấn đề việc làm như đang xảy ra tại Hoa Kỳ, quốc gia này trong tuần trước ghi nhận 5 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp, đưa tổng số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng đỉnh điểm của dịch bệnh coronavirus lên con số 22 triệu.
Yếu tố tiêu dùng nội địa
Nền kinh tế hiện tại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố người tiêu dùng có sẵn sàng chi tiêu trong bối cảnh lo lắng sự bùng phát có thể quay trở lại khi mà các biện pháp kiểm soát đã được nới lỏng. Đặc biệt là ở tâm chấn của dịch bệnh, Vũ Hán, sự trở lại sẽ cần rất nhiều thời gian.
Trong khi các nhà máy tại Vũ Hán đang làm việc liên tục với hy vọng có thể bắt kịp lại tốc độ, những doanh nghiệp tập trung vào người tiêu dùng vẫn không chắc sẽ giành được thắng lợi. Mọi người vẫn giữ tâm lý thận trọng, thậm chí buộc phải hạn chế sự di chuyển để tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Thu nhập khả dụng bình quân đầu người của quốc gia giảm 3.9% so với cùng kỳ năm ngoái, tính theo giá trị thực trong quý đầu tiên, lần giảm đầu tiên kể từ khi đầu dữ liệu này bắt đầu được thống kê vào năm 2014.
Tất cả những điều này đều cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thử thách trước khi có thể lấy lại vị thế của mình trước khi dịch bệnh xảy ra, đòi hỏi sự cần thiết của các biện pháp chính sách thúc đẩy về cả tài khóa và tiền tệ để giữ cho hệ thống quốc gia sớm trở lại đà tăng trưởng trước đó.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các thành viên Hội đồng Ngân hàng Nhật Bản đang chia rẽ về việc tăng lãi suất do chi phí sinh hoạt cao và rủi ro giá cả. Một số người kêu gọi thận trọng, trong khi những người khác thúc đẩy hành động sớm. Ngân hàng Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu trước các điều chỉnh lãi suất tiềm năng. USD/JPY tăng vượt 158.40 lên 159.00, duy trì xu hướng tăng với mục tiêu tiếp theo là 160.20.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
Trong năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc là quốc gia thu về nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đánh bật Mỹ khỏi vị trí đứng đầu danh sách.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3% trong năm 2020 sau giai đoạn hồi phục mạnh mẽ trong quý IV, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
GO MARKETS
FOREX.com
EC Markets
IB
STARTRADER
Octa
GO MARKETS
FOREX.com
EC Markets
IB
STARTRADER
Octa
GO MARKETS
FOREX.com
EC Markets
IB
STARTRADER
Octa
GO MARKETS
FOREX.com
EC Markets
IB
STARTRADER
Octa