简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Thị trường tuần rồi dao động vô cùng khôn lường khi các cặp chính “bay nhảy” theo bước giá của USD Index. Điều có thể thấy rõ nhất ấy là dòng hàng hóa chịu áp lực giảm mạnh hệt như cách OIL liên tiếp xác lập các đỉnh Lịch sử (thêm cú ở rạng sáng nay nữa) và GOLD mất đi động lực tăng của mình. Và tin không vui ấy là sự không rõ ràng về xu hướng ấy dự rằng sẽ tiếp diễn ở tuần này. Hơn thế nữa, nếu tuần rồi là tuần các Đại Công ty và Bank thế giới công bố doanh thu, thì tuần này lại là tuần Đáo hạn Hàng hóa. Trước mắt sẽ tác động cực lớn đến AUD và NZD vì 02 đồng tiền này là đồng tiền hàng hóa chính yếu.
Thị trường tuần rồi dao động vô cùng khôn lường khi các cặp chính “bay nhảy” theo bước giá của USD Index. Điều có thể thấy rõ nhất ấy là dòng hàng hóa chịu áp lực giảm mạnh hệt như cách OIL liên tiếp xác lập các đỉnh Lịch sử (thêm cú ở rạng sáng nay nữa) và GOLD mất đi động lực tăng của mình. Và tin không vui ấy là sự không rõ ràng về xu hướng ấy dự rằng sẽ tiếp diễn ở tuần này. Hơn thế nữa, nếu tuần rồi là tuần các Đại Công ty và Bank thế giới công bố doanh thu, thì tuần này lại là tuần Đáo hạn Hàng hóa. Trước mắt sẽ tác động cực lớn đến AUD và NZD vì 02 đồng tiền này là đồng tiền hàng hóa chính yếu.
Đầu tiên hãy cùng điểm lại những sự kiện chính trong tuần rồi. Số đơn trợ cấp thất nghiệp Mĩ tiếp tục tăng thêm 5245K người (tổng số người thất nghiệp ở Mĩ trong giai đoạn dịch bệnh vượt mốc 20 triệu người). Các chỉ báo kinh tế khác của Mĩ đều ở mức xấu đến tệ. Thế nhưng động thái từ các quốc gia lớn tiếp tục gia hạn thêm thời hạn phong tỏa khiến dòng tiền vẫn dành một sự ưu ái nhất định đối với đồng bạc xanh. Kết quả là USD dao động sideway trong phạm vi Fibo 50 – 61.8 và hiện chưa rõ ràng xu hướng sắp tới sẽ như thế nào? Việc dao động ngang như vậy vô tình khiến các cặp chính nhận được sự hỗ trợ tăng mạnh. Trong đó phải để đến nhóm Châu Đại Dương là AUD và NZD (một phần được hỗ trợ thêm từ việc hoạt động sản xuất trở lại từ phía Trung Quốc).
Ở một giác độ khác, ở 02 ngày cuối tuần vừa rồi FED lại tiếp tục thu hẹp phạm vi hạn mức của các gói QE đã được công bố ở đầu tháng 3 vừa rồi. Việc này bất ngờ không mang đến sự suy yếu cho USD như thường khi mà lại khiến USD phục hồi ở đầu phiên hôm nay. Thế nhưng cần phải hiểu rằng các công cụ và chính sách FED trong thời gian vừa qua đang phát huy công năng khiến nguồn cung USD được đảm bảo (qua việc FED đang dần thu hẹp hạn mức USD lại) càng thêm thể hiện nhu cầu về đồng bạc xanh đang được hạ nhiệt đáng kể.
Bên cạnh đó tình trạng dịch bệnh hiện đang dần có dấu hiệu “đạt đỉnh” và đi vào khống chế với các điểm nóng là Pháp – Italia – Tây Ban Nha và cả Mĩ với số ca nhiễm bệnh đang ít dần qua từng ngày. Thông tin về thuốc kháng thể Covid-19 có tiến triển tốt cũng là một bước ngoặt cần dõi theo. Tựu trung thị trường ở thời điểm hiện tại “sự chấp nhận mạo hiểm” đang thể hiện rõ nét thông qua việc dòng tiền rút ra khỏi các kênh an toàn là Gold và USD để “chấp nhận rủi ro” ở Chứng khoán và tiền tệ. Cụ thể, chỉ số đo lường sự sợ hãi VIX giảm xuống mức 38.2, Chứng khoán hồi phục nhẹ, Gold giảm sâu, USD sideway và khả năng ở tuần này kịch bản này sẽ được tiếp diễn.
Có thể nói các bản tin kinh tế tuần này tiếp tục sẽ thể hiện một bộ mặt vô hại vốn có như khoản thời gian vừa qua. Bản tin số đơn trợ cấp thất nghiệp Mĩ vào tối thứ 5 vẫn là bản tin cần theo dõi và ưu tiên hơn cả. Chuỗi tin PMI Khối Châu Âu và Anh Quốc trong chiều thứ 5 dự kiến sẽ tiếp tục xấu tệ và tầm ảnh hưởng lên EUR và GBP sẽ không quá lớn. Thay vào đó cần tiếp tục bám sát vào USD ở tuần này.
Có thể dễ dàng nhận ra, USD Index dù rằng đã thoát khỏi Downtrend H4 nhưng giá vẫn đang ngập ngừng ở quanh phạm vi 99.8-99.9 (vùng fibo 50 – 61.8) và chưa rõ xu hướng. Do đó cần Cẩn trọng thêm 01 ngày nữa để xác nhận xu hướng USD nhằm có chiến lược giao dịch an toàn hơn. Còn trường hợp USD sideway thì các cặp chính sẽ còn nhận được hỗ trợ tăng tiếp diễn, dẫn đầu sẽ là AUD – NZD & GBP. Riêng AUD – NZD tuần này chịu tác động bởi Đáo hạn hàng hóa nên dễ có bước giá “sáng nắng chiều mưa”. CAD thời điểm này dự sẽ khó tăng vì áp lực giá Dầu giảm mạnh. EUR thì câu chuyện dễ mang khuynh hướng đi ngang vì bị “phân mảnh” ở hiện tại trong khối. Riêng hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục bị bán tháo và Chứng khoán hồi phục nhẹ tiếp diễn.
Bên cạnh đó hiện có 02 thông tin Tâm điểm cần theo dõi sát xao: Một là tình hình dịch bệnh được cải thiện ra sao vì từ đó sẽ dẫn đến động thái của các quốc gia sẽ kích thích – mở cửa hoặc dở bỏ lệnh phong tỏa như thế nào. Hai là thông tin Bộ trưởng Tài chính Mĩ Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Polesi đang thỏa thuận về một kế hoạch kích thích kinh tế tiếp theo hướng đến chương trình cho vay giúp các doanh nghiệp nhỏ duy trì hoạt động. 02 bản tin này mới thật sự là tâm điểm tuần và gây ra con sóng lớn nhé!!
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Cặp tiền USD/JPY được dự đoán sẽ tăng dựa trên cả phân tích cơ bản và kỹ thuật. Các yếu tố cơ bản bao gồm việc ngân hàng Nhật Bản (BoJ) có thể làm dịu chính sách mua trái phiếu quyết liệt, dẫn đến sự suy yếu của đồng Yên. Các chỉ số kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng tiếp tục, với khả năng sửa chữa khi giá đạt vùng từ 157.7 đến 160.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.