简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Nghiên cứu của Viện kinh tế Becker Friedman Institute cho thấy nhiều lao động còn đòi nghỉ việc vì họ nhận thấy ngồi nhà nhận trợ cấp có lợi hơn so với đi làm vất vả nhưng thu nhập lại chẳng bằng.
Báo cáo mới đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp cao tại Mỹ thời gian qua không chỉ vì doanh nghiệp sa thải bớt lao động do ít việc làm mà còn do nhiều người không chịu quay lại làm việc sau dịch Covid-19.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 4/2020 đã lên mức cao kỷ lục 14,7% kể từ Thế chiến II trở lại đây, tương đương với 20,5 triệu người Mỹ mất việc làm. Điều trớ trêu là một bộ phận rất lớn người thất nghiệp là do chính phủ trợ cấp quá tốt khiến họ chẳng muốn quay lại làm việc sau dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, mối lo ngại về khả năng lây nhiễm dịch bệnh, không có người chăm sóc cho con cái khi trường học chưa mở cửa trở lại cùng nhiều nỗi lo khác cũng khiến rất nhiều lao động không thể quay trở lại văn phòng và mất việc.
Số liệu của Bộ lao động Mỹ cho thấy kể từ giữa tháng 3 trở lại đây, khoảng 40 triệu người Mỹ đã nộp đơn trợ cấp thất nghiệp và hơn 25 triệu người đã nhận được các khoản trợ cấp này trong ít nhất 2 tuần trở lên.
Với sự bùng phát của dịch Covid-19, chính quyền Washington đã tăng mạnh trợ cấp thất nghiệp cùng nhiều khoản hỗ trợ để cứu nền kinh tế khỏi rủi ro suy thoái. Diện xét duyệt cũng như lượng tiền cho trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ cũng cao hơn so với thông thường nhờ khoản ngân sách cứu trợ hơn 1 nghìn tỷ USD đã được Nghị viện thông qua.
Thậm chí, nhiều chương trình vay ưu đãi còn ép buộc các công ty phải duy trì việc làm cho lao động nếu muốn được trừ nợ, khiến nhiều người nghiễm nhiên vẫn được trả lương dù chẳng có mấy việc để làm.
Mục đích ban đầu của các gói cho vay ưu đãi là hạn chế việc sa thải lao động của doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên động thái này dường như đang đi kèm những hệ quả không mong muốn.
Với ảnh hưởng sâu rộng của dịch Covid-19, chính phủ Mỹ lo ngại một cuộc khủng hoảng diện rộng có thể diễn ra khi người dân hạn chế chi tiêu còn doanh nghiệp thua lỗ do phải tạm đóng cửa dài ngày. Theo lý thuyết, chính phủ nên tung lượng lớn tiền cứu trợ cho nền kinh tế và đây là nguyên nhân khiến lượng lớn lao động Mỹ có thu nhập mà chẳng phải làm gì nhiều.
Mặc dù vậy, chính quyền Washington không thể không cung tiền ra thị trường khi số liệu cho thấy sự suy giảm của mọi ngành kinh tế sau dịch Covid-19. Từ doanh số bán ô tô, ngành du lịch, nông nghiệp, năng lượng cho đến thị trường bất động sản của Mỹ đều ảnh hưởng nặng. Báo cáo mới đây cho thấy lượng lớn người thuê nhà tại Mỹ đã lỡ thời hạn thanh toán sau dịch Covid-19 do thu nhập bị ảnh hưởng.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
EC Markets
Vantage
OANDA
FP Markets
ATFX
Pepperstone
EC Markets
Vantage
OANDA
FP Markets
ATFX
Pepperstone
EC Markets
Vantage
OANDA
FP Markets
ATFX
Pepperstone
EC Markets
Vantage
OANDA
FP Markets
ATFX
Pepperstone