简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Fed phải xác định được nền kinh tế thực sự đã hồi phục đến mức độ nào để quyết định có nên tung ra thêm biện pháp kích thích cho thị trường chứng khoán hay không.
Báo cáo việc làm tích cực hoàn toàn trái ngược với kì vọng đã giúp nhà đầu tư Mỹ trở nên cực kì hưng phấn. Nhưng các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lại đang phải đau đầu để đánh giá độ chính xác của báo cáo này nhằm chuẩn bị cho cuộc họp chính sách bắt đầu từ ngày 9/6.
Báo cáo việc làm ấn tượng có thể là kết quả tổng hợp của một số yếu tố sau: nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu hồi phục từ trước, tác động của các biện pháp chính sách như Chương trình Bảo vệ Tiền lương, dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ thiếu chính xác.
Báo cáo việc làm, cũng như nhiều dữ liệu kinh tế khác, dường như đã bỏ lỡ giai đoạn hoạt động kinh tế suy giảm chậm lại trước khi quay đầu đi lên. Ngoài ra, mô hình của các nhà kinh tế có lẽ đã không thể đo lường đúng tác động của các biện pháp cứu trợ của chính phủ.
Bên cạnh đó, do khó khăn của việc thu thập, phân loại và tổng hợp số liệu, báo cáo việc làm tháng 5 có thể sẽ cần phải sửa đổi. Bộ Lao động Mỹ đã ám chỉ rằng tỉ lệ thất nghiệp có thể cần được điều chỉnh lên tới 16,3% so với mức 13,3% đã ghi nhận.
Nhưng mức độ ảnh hưởng của ba yếu tố trên sẽ khó có thể được phân loại chính xác sớm nhất là cho đến khi có báo cáo việc làm tháng 6.
Thị trường chứng khoán Mỹ không cần chờ đợi lời giải đáp này. Quan điểm chủ đạo trên thị trường là giá các tài sản rủi ro sẽ tiếp tục tăng trong cả hai kịch bản là nền kinh tế yếu hoặc mạnh mẽ. Fed sẽ phải cung cấp thêm sự hỗ trợ trong trường hợp nhà đầu tư cảm thấy thất vọng vì dữ liệu kinh tế xấu hơn mong đợi.
Do vậy, giá chứng khoán tiếp tục đi lên sau khi báo cáo việc làm được công bố, đặc biệt là những cổ phiếu được hưởng lợi từ quá trình mở cửa lại nền kinh tế. Tốc độ đi lên của thị trường chứng khoán tiếp tục bỏ xa tốc độ hồi phục của nền kinh tế thực.
Tuy vậy, việc xác định xem các biện pháp chính sách có ảnh hưởng lớn đến mức độ nào đến việc sự hồi phục của thị trường lao động lại rất quan trọng đối với Fed.
Áp lực lên các quan chức Fed càng đè nặng trong bối cảnh một số chính trị gia đã ám chỉ rằng báo cáo việc làm mạnh mẽ cho thấy không cần phải cung cấp thêm kích thích cho nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế của Bloomberg cho rằng Fed không cần cung cấp thêm sự hỗ trợ cho thị trường. Thị trường chứng khoán đang hoạt động tốt, thanh khoản cao, giá tài sản rủi ro tăng mạnh và không có bằng chứng nào cho thấy hoạt động kinh tế đang bị kìm hãm bởi điều kiện tài chính thắt chặt.
Ngoài ra, với khả năng rằng số lượng việc làm tăng thêm phản ánh nền kinh tế Mỹ hồi phục nhanh hơn dự kiến, Fed càng có ít lí do để trợ giúp thêm cho thị trường.
Tuy nhiên, các động thái khác thường của Fed hiện đang được thúc đẩy bởi hai tư tưởng chính là “mạnh tay” và cung cấp “sự đảm bảo”, do lo ngại rằng thị trường tài chính bất ổn có thể tạo thêm khó khăn cho nền kinh tế.
Nếu quan điểm này vẫn tồn tại, Fed nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục tăng cường truyền tải những nhận định về nền kinh tế và hướng đi chính sách trong tương lai, và báo hiệu rằng cơ quan này đang cân nhắc những biện pháp tiếp theo.
Nếu làm vậy, Fed có nguy cơ làm trầm trọng thêm sự mất kết nối giữa nền kinh tế thực và thị trường chứng khoán, có thể dẫn đến rủi ro kinh tế, tài chính, thể chế và xã hội.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các quan chức Fed đã cho biết họ sẵn sàng giảm lãi suất nếu cần, mặc dù hiện tại chưa cần thiết ngay lập tức. Lập trường dịu dàng này đã được thị trường đón nhận tích cực, dẫn đến áp lực mua vàng gia tăng. Mặc dù rủi ro lạm phát vẫn tiếp tục, kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu đã tăng lên 66,3% (tăng 3% kể từ khi công bố PCE). Lãi suất thấp hơn có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
FxPro
GO MARKETS
FP Markets
Tickmill
IC Markets Global
HFM
FxPro
GO MARKETS
FP Markets
Tickmill
IC Markets Global
HFM
FxPro
GO MARKETS
FP Markets
Tickmill
IC Markets Global
HFM
FxPro
GO MARKETS
FP Markets
Tickmill
IC Markets Global
HFM