简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Khi giao dịch trong thị trường tài chính, đây là những kiến thức nền tảng của bất cứ nhà đầu tư (Trader) thành công nào.
Bài viết này sẽ chỉ ra những kiến thức cơ bản về hỗ trợ và kháng cự, điểm xoay Pivot và cho phép bạn có được bức tranh tổng thể hơn về các phương pháp được áp dụng trong trading.
Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance) là hai thuật ngữ rất quan trọng trong thị trường tài chính, đặc biệt trong thị trường Forex và chứng khoán. Hơn nữa, Hỗ trợ và kháng cự cũng là một trong những tín hiệu bổ sung quan trọng rất nhiều cho các nhà đầu tư (Trader) khi sử dụng phương pháp Price Action (Hành động giá), Mô hình nến Nhật như một chiến lược giao dịch.
Hỗ trợ và kháng cự là các mức, vùng, vùng nằm ngang mà tại đó giá thị trường đảo chiều, đổi hướng nhằm tạo ra các đỉnh hoặc đáy tiếp theo và hành vi đó có khả năng lặp lại nhiều lần từ quá khứ cho đến tương lai.
• Khi thị trường tăng trở lại, mức dưới mức giá hiện tại tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (Support).
• Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lạ, mức cao hơn mức giá hiện tại chính là kháng cự (Resistance).
Khi thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm và dao dộng theo thời gian, vùng kháng cự và hỗ trợ sẽ liên tục hình thành. Lưu ý, bất kỳ đáy nào cũng có thể là hỗ trợ và bất kỳ đỉnh nào cũng có thể là kháng cự, nhưng không phải vùng nào cũng tiềm năng, chúng chỉ thực sự hữu dụng khi được thử nghiệm nhiều lần.
Sự khác biệt giữa hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ sẽ là đáy và kháng cự sẽ là đỉnh.
Vì giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp nhà đầu tư (Trader) xác định được xu thế thị trường.
Với một xu thế thị trường tăng sẽ tạo ra các vùng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên và ngược lại một xu thế thị trường giảm sẽ tạo ra các vùng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi xuống.
Trader cần chú ý rằng nếu mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì hỗ trợ sẽ chuyển thành kháng cự, và kháng cự sẽ chuyển thành hỗ trợ.
Sử dụng kháng cự và hỗ trợ để làm gì?
Hỗ trợ và kháng cự là phương pháp đơn giản để giúp phân tích biểu đồ một cách nhanh chóng nhằm xác định các yếu tố quan trọng như:
· Hướng đi của thị trường
· Thiết lập điểm vào lệnh (entry point)
· Thiết lập điểm dừng lỗ (stop loss)
· Thời điểm đóng lệnh bất kể lãi hay lỗ
Hiểu rõ về hỗ trợ và kháng cự
· Các vùng hỗ trợ và kháng cự là những cột mốc chính trong thị trường, thể hiện khoảng giá nơi xuất hiện sự cân bằng giữa người mua và người bán. Thông thường, một sự chuyển giao trong thế cân bằng về sức mua/sức bán giữa hai bên diễn ra tại các vùng này tạo ra những mô hình đảo chiều giá điển hình mà các nhà đầu tư (Trader) tìm kiếm. Giá không di chuyển theo những đường thẳng, mà giá sẽ dao động lên xuống, tạo ra những đáy/đỉnh đảo chiều mới, hoặc thử lại những đáy/đỉnh đang tồn tại.
· Tại một vùng nhất định, càng nhiều lần giá hành động dạng như “dừng và đảo chiều” thì vùng hỗ trợ/kháng cự đó càng trở nên “vững chắc” hoặc “ý nghĩa”.
· Khi vẽ các vũng hỗ trợ – kháng cự, đa số về thời gian nhà đầu tư (Trader) sẽ làm việc trên khung 1D (ngày). Trader nên dùng khung 1W (tuần) hoặc khung 1M (tháng) để định hình các vùng mang nhiều ý nghĩa hơn.
· Các vùng tuần và tháng này là những khu vực tốt để tìm các mô hình đảo chiều mạnh, như nến từ chối đảo chiều, khi nhà đầu tư đang đi ngược xu hướng hiện tại.
· Nhà đầu tư (Trader) không nên lo lắng về các vùng trong ngày, giá cắt qua các vùng này hằng ngày và không mang lại nhiều giá trị kỹ thuật. Đây là một trong những lý do trading trong ngày sẽ khó hơn rất nhiều và có tỷ lệ thành công thấp.
Những điều cần nhớ khi sử dụng hỗ trợ và kháng cự
· Hỗ trợ và Kháng cự là một công cụ mạnh mẽ trong giao dịch và hầu hết các chiến lược đều sử dụng phân tích Hỗ trợ/Kháng cự dù ít hay nhiều.
· Các chiến lược sử dụng Hỗ trợ và Kháng cự có thể dựa trên việc giá “tôn trọng” các mức này (chiến lược giao dịch trong biên độ) hoặc kỳ vọng vào sự phá vỡ các vùng Hỗ trợ và Kháng cự (chiến lược giao dịch “breakout”).
· Giá sẽ không phải lúc nào cũng “tôn trọng” Hỗ trợ và Kháng cự. Ghi nhớ điều này, các trader cần kết hợp sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro hợp lý để hạn chế thua lỗ trong trường hợp giá đi ngược với kỳ vọng.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Cung và cầu ảnh hưởng đến xu hướng của một cặp tiền tệ trên thị trường Forex, vì vậy giá thường dừng ở mức ngẫu nhiên. Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá trong quá khứ từng xuất hiện thì nay được lặp lại, chứ không phải một mức giá cụ thể.
Vùng hỗ trợ được xác định bởi 1 đỉnh trước đó, và vùng kháng cự sẽ được xác định nhờ 1 đáy trước đó, cụ thể:
• Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
• Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.
Pivot Point (Điểm xoay) là gì?
Pivot Point (Điểm xoay) là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, là các mức giá mà tại đó xu hướng của tỷ giá rất có thể sẽ thay đổi. Tại mức giá này, nhà đầu tư (Trader) có thể xác định được xu hướng chung của thị trường theo các khung thời gian khác nhau.
Đối với các nhà đầu tư (Trader) sử dụng Pivot Point (Điểm xoay) giúp họ nhận diện những vùng hỗ trợ và kháng cự. Bởi vì Pivot Point (Điểm xoay) là các vùng hỗ trợ và kháng cự là những vùng mà giá có thể đảo chiều, giá sẽ có dấu hiệu quay đầu khi đạt đến vùng giá của các vùng hỗ trợ kháng cự này.
Pivot Point bao gồm 3 thành phần: đường Pivot Point trung tâm, các đường nằm phía dưới Pivot Point được sử dụng như những vùng hỗ trợ (Support) và các đường nằm phía trên Pivot Point được sử dụng như những vùng kháng cự (Resistance).
Các giá trị của Pivot Point và các đường hỗ trợ, kháng cự được tính từ các mức giá cao nhất (High), thấp nhất (Low) và giá đóng cửa (Close) của phiên giao dịch trước đó.
Các thuật ngữ cơ bản khi sử dụng Pivot Point
• PP là viết tắt của Pivot Point
• S là viết tắt của Support – Hỗ trợ. (S1, S2, S3)
• R là viết tắt của Resistance – Kháng cự. (R1, R2, R3)
• High: Giá cao nhất của khoảng thời gian cần được tính trước đó
• Low: Giá thấp nhất của khoảng thời gian cần được tính trước đó
• Close: Giá đóng cửa của khoảng thời gian cần được tính trước đó
Ví dụ:
• Trên Timeframe D1: Nếu bạn muốn sử dụng Pivot Points trên khung D1 ngày hôm nay thì giá High – Low – Close sẽ là giá trị của ngày trước đó
• Trên Timefame W1: Giá trị Pivot Point sẽ được tính từ High – Low – Close của tuần trước đó
• Trên Timefame MN (Monthly): Giá trị Pivot Point sẽ được tính từ High – Low – Close của tháng trước đó
• Trên Timefame H4: Giá trị Pivot Point sẽ được tính từ High – Low – Close của nến H4 trước đó
Cách tính Pivot Point (Điểm xoay)
Cách tính Pivot Point dựa trên các mức giá High, Low và Close của thị trường, bằng các giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của phiên giao dịch trước.
Về lý thuyết, công thức tính Pivot Point như sau:
Pivot Point = (Giá cao nhất của phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước)/ 3
Hay PP = (High + Low + Close)/ 3
Các vùng hỗ trợ và kháng cự được tính như sau:
• Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên, tức Support 1 và Resistance 1:
- Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước
Hay Resistance 1 = 2 x PP – Low
- Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước
Hay Support 1 = 2 x PP – High
• Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
- Kháng cự 2 (R2) = PP + (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
Hay R2 = PP + (High – Low)
- Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
Hay S2 = PP – (High – Low)
• Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:
- Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – Giá thấp nhất phiên trước)
Hay R3 = High + 2 x (PP – Low)
- Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)
Hay S3 = Low – 2 x (High – PP)
Cách ứng dụng Pivot Points (Điểm xoay) trong giao dịch Forex
• Pivot Points và Hỗ trợ – Kháng cự: các nhà đầu tư (Trader) sẽ xem các mức R1, R2, R3 như là điểm xoay mà ở các mức đó, thị trường sẽ thay đổi xu hướng trước đó.
Ví dụ, tỷ giá chạm mức R3 thì sẽ có khả năng giảm và tỷ giá chạm mức S3 thì có khả năng tăng trở lại.
• Pivot Points trong xu hướng: các nhà đầu tư (Trader) sẽ xem Pivot Point như là điểm để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường trong ngày.
• Trong xu hướng tăng: nếu tỷ giá biến động trên mức Pivot Point (Điểm xoay), có thể thị trường sẽ tiếp tục tăng.
• Trong xu hướng giảm: nếu tỷ giá biến động dưới Pivot Point (Điểm xoay), có thể thị trường sẽ tiếp tục giảm.
Pivot Points (Điểm xoay) có gì khác biệt so với các phương pháp khác mà được đa số Trader sử dụng để giao dịch?
Pivot Point (Điểm xoay) là một vùng hỗ trợ và kháng cự được cố định có công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp, không biến động theo giá và đơn giản hơn các công cụ khác như RSI, Stoch, MACD, … các công cụ này thường xuyên biến động theo giá đang chạy.
Với những vùng hỗ trợ và kháng cự, Trader sử dụng Pivot Point để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng điểm xoay này, giúp các Trader giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá, hoặc các Trader giao dịch trung hạn cũng có thể tham gia.
Đối với các Trader giao dịch theo kiểu ngược xu hướng, sẽ dùng Pivot Point để tìm vùng đảo chiều vì những vùng này họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Ví dụ bán xuống khi giá chạm kháng cự, mua vào khi giá chạm hỗ trợ.
Còn các Trader theo trường phái phá vỡ, sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá tăng mạnh, có nghĩa là họ sẽ chờ giá phá vỡ các vùng hộ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.
----------------------------------------------------------------------------------------
WikiFX là ứng dụng tra cứu sàn môi giới toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu khổng lồ hơn 25000 broker và sự tin tưởng của hơn 3 triệu người dùng trên toàn thế giới.
*Cảnh báo rủi ro: Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến các giao dịch sử dụng đòn bẩy và cần phải có kinh nghiệm cần thiết để làm việc trên thị trường Forex.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
IQ Option
TMGM
HFM
FOREX.com
Pepperstone
Tickmill
IQ Option
TMGM
HFM
FOREX.com
Pepperstone
Tickmill
IQ Option
TMGM
HFM
FOREX.com
Pepperstone
Tickmill
IQ Option
TMGM
HFM
FOREX.com
Pepperstone
Tickmill