简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan đang lên kế hoạch ứng phó cho khả năng Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Bộ trưởng Tài chính Yellen cảnh báo Quốc hội có hạn chót là ngày 18/10 để nâng trần nợ.
Hôm 28/9, CEO Jamie Dimon tiết lộ với Reuters rằng JPMorgan đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng Mỹ chạm trần nợ. Ông Dimon nói thêm rằng bản thân ông vẫn tin tưởng các nhà lập pháp sẽ tìm ra giải pháp để tránh sự kiện “có thể sẽ rất thảm khốc” này.
Trong cuộc phỏng vấn, Dimon cho biết ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã bắt đầu lập kịch bản cho tình huống Mỹ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ và repo, hợp đồng khách hàng, tỷ lệ vốn ra sao, cũng như các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ phản ứng như thế nào.
Dimon cho biết: “Đây đã là lần thứ ba chúng tôi đã phải làm việc này. Mỹ vỡ nợ là sự kiện có thể sẽ rất thảm khốc”.
“Mỗi lần vấn đề trần nợ nóng lên thì đều được khắc phục, nhưng đáng ra chúng ta không bao giờ phải tiến sát đến hiểm nguy như thế này. Tôi nghĩ tất cả mọi chuyện đều là sai lầm và một ngày nào đó Mỹ nên có đạo luật lưỡng đảng và loại bỏ hoàn toàn trần nợ. Nói chung mọi rắc rối đều xoay quanh chính trị”, ông nói thêm.
Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ đang vội vã tìm cách nâng giới hạn vay nợ 28.400 tỷ USD của chính phủ trước khi Bộ Tài chính hết sạch các nguồn lực để thanh toán nợ vay của đất nước.
Các thành viên Đảng Dân chủ đã chuẩn bị bỏ phiếu để ngăn chặn việc chính phủ phải đóng cửa và nước Mỹ vỡ nợ, nhưng khó có khả năng thành công do vấp phải sự chống đối của Đảng Cộng hòa.
Tranh cãi khốc liệt về tài khóa đã trở thành đặc điểm của chính trị Mỹ trong thập kỷ qua do lưỡng đảng phân hóa sâu sắc. Trong hai năm 2011 và 2017, Mỹ chỉ đạt được thỏa thuận về trần nợ vào phút cuối cùng trước hạn chót.
Tuần trước, Bloomberg đưa tin Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã gọi cho lãnh đạo của các công ty tài chính lớn nhất Phố Wall, kêu gọi họ tham gia chiến dịch gây áp lực buộc Đảng Cộng hòa đi đến thỏa hiệp. Bộ Tài chính Mỹ từ chối bình luận.
CEO Jamie Dimon cho biết để chuẩn bị cho khả năng Mỹ không thể trả nợ, JPMorgan đang soát lại các hợp đồng với khách hàng – một quy trình tốn nhiều nguồn lực.
“Chúng tôi phải kiểm tra hợp đồng để cố dự đoán điều gì sẽ xảy ra… Nếu tôi nhớ không lầm thì lần cuối cùng chuẩn bị như thế này đã khiến JPMorgan tốn kém 100 triệu USD”, Dimon nói.
Cảnh báo từ Bộ trưởng Tài chính
Hôm 28/9, Bộ trưởng Tài chính Yellen thông báo với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi rằng Quốc hội chỉ còn chưa đến ba tuần để giải quyết trần nợ và đưa nước Mỹ tránh khỏi thảm họa kinh tế.
Thư của bà Yellen viết: “Chúng tôi ước tính rằng rất có thể Bộ Tài chính sẽ cạn kiệt các biện pháp bất thường nếu Quốc hội không hành động để nâng hay tạm ngừng áp dụng giới hạn nợ chậm nhất là vào ngày 18/10. Đến thời điểm đó, chúng tôi dự kiến Bộ Tài chính sẽ chỉ còn một số nguồn lực rất hạn chế và sẽ nhanh chóng khô kiệt”.
Trong một tuyên bố khác gửi đến các nhà lập pháp, bà Yellen cảnh báo rằng thất bại trong việc đình chỉ hoặc nâng trần nợ sẽ dẫn tới vụ vỡ nợ lần đầu tiên của Mỹ và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
“Quốc hội phải hành động nhanh chóng để xử lý trần nợ. Nếu không, Mỹ sẽ vỡ nợ - lần đầu tiên trong lịch sử. Niềm tin vào Mỹ sẽ bị tổn hại và nước ta rất có thể phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế”.
Do Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ, các nhà kinh tế phải dựa vào dự báo và phỏng đoán để cố ước tính hậu quả kinh tế của một vụ vỡ nợ. Theo CNBC, hầu hết các nhà kinh tế có chung nhận định rằng vụ vỡ nợ sẽ mang đến thảm họa tài chính có thể kích hoạt bán tháo trên diện rộng, đẩy kinh tế xuống dốc và lãi suất tăng vọt.
Bà Yellen phát biểu trước Quốc hội: “Các vị sẽ chứng kiến lãi suất tăng vọt nếu trần nợ không được nâng. Tôi nghĩ khủng hoảng tài chính và thảm họa sẽ xảy ra. Và chắc chắn các khoản thanh toán lãi trên nợ chính phủ sẽ gia tăng”.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ nhích cao hơn vào sáng thứ Ba, trước cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang.
Theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank, động thái được dự đoán rộng rãi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu không có khả năng dẫn đến biến động trên thị trường châu Á, theo một chiến lược gia từ United Overseas Bank.
Giá cổ phiếu tương lai tăng nhẹ trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ nhật sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 2 ở mức đóng cửa kỷ lục mới, phục hồi sau đợt bán tháo lớn do lo ngại về biến thể omicron coronavirus.
Tờ Bloomberg đưa tin, hàng loạt bài bình luận từ các tổ chức hàng đầu của Trung Quốc cho thấy các nhà chức trách đang đẩy mạnh nỗ lực đưa ra thông điệp quốc tế về sự sụp đổ của Evergrande Group. Điều đáng nói là việc này được tiến hành ngay cả khi bản thân công ty bất động sản này vẫn giữ im lặng về tình trạng vỡ nợ của mình.
OANDA
EC Markets
ATFX
STARTRADER
Pepperstone
Octa
OANDA
EC Markets
ATFX
STARTRADER
Pepperstone
Octa
OANDA
EC Markets
ATFX
STARTRADER
Pepperstone
Octa
OANDA
EC Markets
ATFX
STARTRADER
Pepperstone
Octa