简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng.
Dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng. Tuy vậy, con số này thực chất vẫn ở mức phản ánh đúng tình trạng thị trường lao động thắt chặt hiện tại của Mỹ. Thị trường lao động thắt chặt là tình trạng khi mà nhu cầu sử dụng người lao động đang cao hơn nhiều so với nguồn cung nhân công đang có. Điều này đồng thời kéo theo tiền lương tiếp tục tăng, và là áp lực lớn lên lạm phát vốn đã nóng trong thời gian tới.
Báo cáo từ Bộ Lao động hôm thứ Năm cũng cho thấy số lượng người Mỹ nhận ngân phiếu trợ cấp thất nghiệp ở mức thấp nhất trong hơn 52 năm tính đến cuối tháng Tư. Các nhà kinh tế cho biết số liệu đơn xin trợ cấp gia tăng trong tuần trước có thể đến từ những khó khăn trong việc điều chỉnh dữ liệu đối với các biến động theo mùa như mùa Lễ Phục sinh, Lễ Quá hải và kỳ nghỉ xuân của trường học.
Daniel Silver, nhà kinh tế của JPMorgan New York, cho biết: “Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới nhất vẫn ở mức khá thấp so với lịch sử, và số lượng đơn tiếp tục có xu hướng giảm trong báo cáo mới nhất ngày hôm nay, vì vậy nhìn chung, chúng tôi tin rằng thị trường lao động vẫn mạnh mẽ”.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng thêm 19.000 đơn lên mốc 200.000 trong tuần kết thúc vào ngày 30 tháng 4, mức cao nhất kể từ giữa tháng Hai. Các nhà kinh tế được thăm dò bởi Reuters đã dự báo con số này chỉ là 182.000 đơn.
Số lượng đơn trợ cấp ở mức 200.000 được xem là phù hợp với nhu cầu người lao động mạnh mẽ. Số người nhận trợ cấp sau một tuần viện trợ đầu tiên đã giảm 19.000 người xuống còn 1,384 triệu người trong tuần kết thúc vào ngày 23 tháng 4. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 1970.
Dữ liệu của chính phủ trong tuần này cho thấy con số kỷ lục: 11,5 triệu việc làm vào ngày cuối cùng của tháng 3. Điều này cũng làm tăng khoảng cách giữa số lượng việc làm và người lao động lên mức kỷ lục: 3,4% từ mức 3,1% trong tháng Hai. Thị trường lao động mất cân bằng đang buộc giới chủ phải tăng lương, góp phần làm lạm phát tăng vọt.
Số liệu của chính phủ cũng cho thấy tuần trước, lương thưởng cho người lao động Mỹ ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hơn ba thập kỷ.
Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư đã tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong 22 năm và cho biết ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cắt giảm lượng trái phiếu nắm giữ vào tháng tới khi phải đối mặt với lạm phát cao ngất trời.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm từ mức cao kỷ lục 6.137 triệu vào đầu tháng 4 năm 2020. Số liệu này sẽ được theo dõi chặt chẽ để nhận biết liệu chi phí đi vay tăng có đang kiềm chế nhu cầu hay không.
Sự gia tăng số đơn xin trợ cấp trong tuần trước được đến từ mức tăng 7.342 đơn ở New York và mức tăng 3.169 đơn ở Illinois. Mức tăng đó bù đắp cho sự sụt giảm đáng chú ý ở California, Connecticut, Massachusetts, New Jersey và Ohio.
Chứng khoán Mỹ mở cửa giảm điểm. Đồng đô la tăng so với rổ tiền tệ. Giá Kho bạc Hoa Kỳ giảm.
Chính phủ dự kiến sẽ báo cáo biên chế phi nông nghiệp tăng 391.000 việc làm trong tháng 4 sau khi tăng 431.000 vào tháng 3. Báo cáo sẽ được công bố vào thứ Sáu tuần này. Tăng trưởng việc làm đã vượt quá 400.000 trong 11 tháng liên tiếp.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy chi phí lao động cao đang bắt đầu gây hại cho các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành khách sạn và giải trí.
Một báo cáo từ công ty thay thế toàn cầu Challenger, Grey & Christmas hôm thứ Năm cho thấy số lượng việc làm bị cắt giảm của các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ đã tăng 14% lên 24.286 trong tháng Tư.
Dẫn đầu về số liệu sa thải tháng thứ hai liên tiếp do ngành giải trí và khách sạn dẫn đầu. Số liệu sa thải gia tăng đồng bộ với báo cáo Việc làm Quốc gia của ADP hôm thứ Tư, cho thấy mức tăng biên chế tư nhân nhỏ nhất trong hai năm vào tháng Tư khi việc làm tại các doanh nghiệp có dưới 50 công nhân giảm.
Chi phí lao động tăng được củng cố bởi một báo cáo từ Bộ Lao động cho thấy năng suất lao động giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 74 năm ở quý 1/2022.
Năng suất phi nông nghiệp, đo lường sản lượng hàng giờ của mỗi lao động, đã giảm với tốc độ 7,5% hàng năm trong quý trước, mức sâu nhất kể từ quý 3 năm 1947. Trước đó, quý 4/2021 ghi nhận con số này tăng trưởng ở mức 6,3%.
Năng suất giảm với tốc độ 0,6% so với một năm trước. Nó đã biến động kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 hơn hai năm trước. Số giờ làm việc tăng với tốc độ 5,5% trong quý đầu tiên năm 2022 sau khi tăng với tốc độ 2,5% trong quý tư năm 2021.
Chi phí lao động trên một đơn vị sản lượng tăng vọt lên mốc 11,6%. Trước đó tốc độ tăng chỉ là 1,0% trong quý 4/2021. Chi phí lao động đơn vị tăng với tỷ lệ 7,2% so với một năm trước.
Conrad DeQuadros, cố vấn kinh tế cấp cao tại Brean cho biết: “Năng suất thấp trong quý đầu tiên có thể đến từ số liệu sai do kết quả của sự sụt giảm GDP thực tế. Tuy nhiên nếu các số liệu này có được điều chỉnh thì chúng cũng sẽ không thay đổi được sự thật là chi phí doanh nghiệp và giá cả đang tăng vọt”
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
FxPro
Pepperstone
FP Markets
STARTRADER
IC Markets Global
VT Markets
FxPro
Pepperstone
FP Markets
STARTRADER
IC Markets Global
VT Markets
FxPro
Pepperstone
FP Markets
STARTRADER
IC Markets Global
VT Markets
FxPro
Pepperstone
FP Markets
STARTRADER
IC Markets Global
VT Markets