简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Khi mới bước vào giao dịch quỹ, chắc hẳn bạn sẽ gặp không ít bối rối, đặc biệt với hai câu hỏi thường gặp: "Nên chọn công ty cấp vốn nào?" và "Loại tài khoản nào là phù hợp nhất?"
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào câu hỏi thứ hai: “Loại tài khoản nào là phù hợp nhất?”, phân tích chi tiết từng loại tài khoản mà các công ty cấp vốn thường cung cấp. Hy vọng, bạn sẽ tìm được lựa chọn phù hợp nhất với mục tiêu giao dịch của mình.
Quy trình cơ bản khi giao dịch Quỹ
Khi tham gia giao dịch quỹ, bạn sẽ trải qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn đánh giá: Đây là bước kiểm tra kỹ năng giao dịch của bạn thông qua một hoặc nhiều vòng thử thách. Số vòng thử thách càng nhiều thì quyền lợi nhận được càng lớn, nhưng đồng thời mức độ khó cũng tăng lên.
Giai đoạn cấp vốn: Sau khi hoàn thành đánh giá, bạn sẽ được cấp tài khoản live để giao dịch. Lợi nhuận tạo ra sẽ được chia theo tỉ lệ đã quy định.
Cụ thể, quy trình thường diễn ra như sau:
1. Đăng ký tham gia và đóng phí.
2. Nhận tài khoản đánh giá và vượt qua các thử thách được đặt ra.
3. Bước vào giai đoạn cấp vốn, sử dụng tài khoản live để giao dịch.
4. Rút lợi nhuận, mở rộng vốn hoặc tái đầu tư theo mục tiêu của bạn.
Dựa trên cách vận hành này, hiện nay các công ty cấp vốn thường cung cấp bốn loại tài khoản chính:
- Tài khoản cấp vốn trực tiếp.
- Tài khoản 1 vòng.
- Tài khoản 2 vòng.
- Tài khoản 3 vòng.
Phân tích ưu và nhược điểm từng loại tài khoản
1. Tài khoản cấp vốn trực tiếp
Đây là loại tài khoản mà bạn được sử dụng tài khoản live ngay từ đầu mà không cần phải trải qua giai đoạn đánh giá.
Ưu điểm:
- Không bị giới hạn về thời gian giao dịch.
- Áp dụng mức giới hạn sụt giảm cố định (Absolute Drawdown - AD).
- Không cần thử thách, tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm:
- Phí tham gia cao, và hầu hết không được hoàn lại.
- Quy định giao dịch nghiêm ngặt với mức sụt giảm thấp.
- Một số quỹ yêu cầu trả phí duy trì hàng tháng.
2. Tài khoản 1 vòng
Loại tài khoản này chỉ yêu cầu bạn vượt qua một vòng đánh giá trước khi nhận tài khoản live.
Ưu điểm:
- Quy trình đơn giản, thời gian hoàn thành nhanh.
- Một số quỹ cho phép mở rộng vốn nhanh nếu bạn đạt thành tích tốt.
Nhược điểm:
- Giới hạn sụt giảm thấp, thường được tính theo Relative Drawdown (RD).
- Một số quỹ yêu cầu giữ lại một phần lợi nhuận để làm mức đệm cho tài khoản.
3. Tài khoản 2 vòng
Đây là loại tài khoản phổ biến nhất, được nhiều nhà giao dịch lựa chọn vì sự cân bằng giữa quyền lợi và yêu cầu.
Ưu điểm:
- Tỉ lệ chia lợi nhuận cao, thường từ 80% trở lên.
- Giới hạn sụt giảm lớn (8-12%), đa phần áp dụng Absolute Drawdown (AD).
- Hoàn lại phí tham gia khi bạn vượt qua giai đoạn đánh giá.
- Quy định giao dịch linh hoạt, dễ thở hơn so với các loại khác.
Nhược điểm:
- Chính sách mở rộng vốn thường chậm.
- Cần quản lý tốt giới hạn sụt giảm trong ngày để không vi phạm quy tắc.
4. Tài khoản 3 vòng
Loại tài khoản này giống với tài khoản 2 vòng nhưng có thêm một vòng đánh giá nữa.
Ưu điểm:
- Phí tham gia thấp hơn so với tài khoản 2 vòng.
- Quyền lợi tương tự như tài khoản 2 vòng nếu bạn vượt qua thử thách.
Nhược điểm:
- Yêu cầu cao hơn, đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại cao hơn.
Cách tính giới hạn sụt giảm
Một yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn tài khoản là cách tính giới hạn sụt giảm (drawdown). Hiện nay, có ba cách tính phổ biến:
Absolute Drawdown (AD): Giới hạn sụt giảm cố định, không thay đổi dù tài khoản có tăng trưởng.
Relative Drawdown (RD): Giới hạn sụt giảm sẽ tăng theo mức đỉnh mới của tài khoản.
Smart Drawdown (SD): Kết hợp giữa AD và RD, áp dụng tại một số quỹ cấp vốn như Instant Funding.
Kết luận
Chọn loại tài khoản nào để giao dịch quỹ không chỉ phụ thuộc vào mức phí tham gia, mà còn vào mục tiêu giao dịch và phong cách của bạn. Nếu bạn muốn kiếm lợi nhuận nhanh, hãy cân nhắc tài khoản cấp vốn trực tiếp hoặc tài khoản 1 vòng. Còn nếu bạn đặt mục tiêu dài hạn, với tỉ lệ chia lợi nhuận cao, thì tài khoản 2 vòng là lựa chọn lý tưởng.
Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp. Đừng quên, WikiFX luôn cập nhật thông tin mới nhất về các công ty cấp vốn, giúp bạn tìm được đối tác tốt nhất để đồng hành trên hành trình giao dịch của mình!
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Trong bối cảnh đổi mới tài chính và quy định, WikiGlobal, tổ chức đứng sau WikiEXPO, luôn nắm bắt các xu hướng ngành và thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn sâu sắc và độc đáo về các vấn đề quan trọng. Chúng tôi rất vinh dự khi có cơ hội trò chuyện với Simone Martin trong cuộc phỏng vấn lần này.
Sàn giao dịch Alpha Trading Hub đang là tâm điểm của những chỉ trích và tố cáo lừa đảo.
Thị trường forex hôm nay đang tiếp tục bị chi phối bởi một loạt yếu tố kinh tế quan trọng từ Mỹ và Nhật Bản
Quỹ bảo hiểm khách hàng là "tấm khiên" bảo vệ số vốn của nhà đầu tư trước các rủi ro không mong muốn.
Tickmill
GO MARKETS
Vantage
ATFX
EC Markets
XM
Tickmill
GO MARKETS
Vantage
ATFX
EC Markets
XM
Tickmill
GO MARKETS
Vantage
ATFX
EC Markets
XM
Tickmill
GO MARKETS
Vantage
ATFX
EC Markets
XM