简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Sàn môi giới ngoại hối có được cấp phép và quản lý không? Công ty môi giới có được cấp phép, quản lý và ủy quyền để hoạt động như một sàn môi giới Forex tại khu vực bạn sống không?
Sàn môi giới ngoại hối có được cấp phép và quản lý không?
Công ty môi giới có được cấp phép, quản lý và ủy quyền để hoạt động như một sàn môi giới Forex tại khu vực bạn sống không?
Hãy chú ý vào phần nhấn mạnh: “khu vực bạn sống”?
Chỉ xác minh tình trạng pháp lý của sàn môi giới là chưa đủ. Trader cần quan tâm cả về cơ quan pháp lý nơi sàn đó đăng ký và thẩm quyền của cơ quan này có bao gồm quốc gia nơi trader sống hay không.
Quy định pháp luật về hoạt động ngoại hối đề cập đến các quy tắc và luật lệ mà các công ty hoạt động trong ngành ngoại hối phải tuân theo.
Mục đích của quy định là để bảo vệ các trader khỏi rủi ro tài chính không được tiết lộ, các hành vi lạm dụng như thao túng giá và lệnh cũng như gian lận.
Nói cách khác, quy định cố gắng bảo vệ trader khỏi những nhà môi giới lừa đảo.
Không có cơ quan chủ quản nào quản lý thị trường giao dịch ngoại hối 24/5 khổng lồ này.
Thay vào đó, trách nhiệm chủ yếu thuộc về từng quốc gia. Hầu hết các nước đều có cơ quan chủ quản đưa ra khung pháp lý và tiêu chuẩn mà các sàn môi giới ngoại hối phải tuân theo.
Các quy tắc này bao gồm việc được đăng ký và cấp phép với cơ quan chủ quản, trải qua các cuộc kiểm tra và đánh giá thường xuyên để đảm bảo rằng các công ty tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
Mỗi cơ quan chủ quản ngoại hối hoạt động trong phạm vi quyền hạn của riêng mình. Mỗi quốc gia lại có các quy định và cách thực thi khác nhau.
Tóm lại, TẤT CẢ những sàn môi giới Forex trực thuộc khu vực pháp lý nào cần tuân thủ những yêu cầu pháp lý của khu vực đó.
Nếu một sàn môi giới ngoại hối không tuân thủ theo yêu cầu pháp lý, cơ quan chủ quản có quyền đưa ra các hình thức phạt và kỷ luật. Những khoản tiền phạt đáng kể này có thể tạo động lực mạnh mẽ cho các công ty hoạt động theo luật.
Bên cạnh hình thức phạt tiền, hình phạt nặng nhất của cơ quan chủ quản có thể là thu hồi giấy phép hoạt động của công ty đó nếu vi phạm quy định đặc biệt nghiêm trọng hoặc nếu công ty không thực hiện các thay đổi một cách thỏa đáng để ngăn chặn vi phạm trong tương lai.
Nếu điều này xảy ra, sàn môi giới ngoại hối không thể tiếp tục kinh doanh trong khu vực pháp lý này nữa vì nó sẽ hoạt động bất hợp pháp mà không có giấy phép.
Mỗi quốc gia có những quy định ngoại hối khác nhau. Điều này có nghĩa là không có nghĩa là tất cả các cơ quan chủ quản đều tuân theo cùng một loại quy định hoặc đưa ra cùng một phương thức bảo vệ tài chính.
Đối với mỗi cơ quan chủ quản, họ có các yêu cầu pháp lý cụ thể và phạm vi quyền hạn riêng.
Không chỉ các yêu cầu pháp lý khác nhau, mà việc THỰC THI các yêu cầu này cũng khác nhau giữa các quốc gia!
Các cơ quan chủ quản tạo ra các quy tắc nhưng lại không thực thi chúng thì chẳng khác gì một chú hổ giấy.
Hổ giấy là một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ gì đó hoặc một người nào đó tuyên bố hoặc có vẻ bề ngoài là mạnh mẽ hoặc đe dọa nhưng thực chất bên trong lại yếu ớt hoặc vô hại.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cơ quan chủ quản đều đáng tin cậy. Một số cơ quan chủ quản ở các khu vực pháp lý “ngoại biên” về cơ bản không hơn gì “bù nhìn”.
Xét về khu vực pháp lý, mỗi khu vực sẽ có nhiều mức độ xử lý vi phạm “nghiêm ngặt” khác nhau.
Ví dụ, Mỹ và Nhật Bản là những nước có các cơ quan chủ quản nghiêm ngặt nhất.
Về cơ bản, cơ quan chủ quản với thẩm quyền “càng nghiêm ngặt” thì khả năng bảo vệ các trader càng cao, nhưng sàn môi giới sẽ phải trả nhiều chi phí hơn để hoạt động trong khu vực pháp lý đó.
Một số yêu cầu gắt gao được đề ra để quản lý các sàn môi giới như sau:
· Có văn phòng và nhân viên tại địa phương.
· Trả trước một số tiền lớn để bắt đầu hoạt động kinh doanh
· Có một khoản tiền bổ sung để tránh bị phá sản và có thể thanh toán lợi nhuận cho các trader.
· Thường xuyên gửi báo cáo để xác minh việc tuân thủ tất cả các yêu cầu theo như giấy phép.
Những sàn ngoại hối không những thường phải nộp phí trả trước rất lớn mà chi phí cấp phép cũng cần được duy trì hàng năm.
Dù phải chịu các khoản chi phí tuân thủ pháp luật bổ sung và vô vàn những vấn đề phức tạp khác, các sàn môi giới vẫn xin được cấp giấy phép và mong được quản lý trong các khu vực pháp lý nghiêm ngặt hơn vì điều này giúp cải thiện uy tín và xây dựng lòng tin với các trader.
Tóm lại, bạn không thể hoàn toàn tin tưởng một cách mù quáng bất kỳ sàn môi giới nào dù cho sàn đó chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản.
Những khu vực pháp lý quản lý “nghiêm ngặt” sàn môi giới Forex
Đây là bản đồ cho thấy các khu vực pháp lý được giám sát “chặt chẽ” bởi các cơ quan chủ quản:
Khu vực pháp lý | Cơ quan chủ quản |
Hoa Kỳ | Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai - Commodity Futures Trading Commission (CFTC)Hiệp hội Tương lai Quốc gia - National Futures Association (NFA) |
Nhật Bản | Cơ quan Dịch vụ Tài chính - Financial Services Agency (FSA) |
Vương Quốc Anh | Cơ quan Kiểm soát Tài chính (FCA) |
Canada | Tổ chức Điều tiết Công nghiệp Đầu tư của Canada - Investment Industry Regulatory Organization of Canada (IIROC) |
Liên Minh Châu Âu | Ủy ban chứng khoán Đảo Síp - Cyprus Securities and Exchange Commission (CySEC) |
Liên Minh Châu Âu | Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta - Malta Financial Services Authority (MFSA) |
Singapore | Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore - Monetary Authority of Singapore (MAS) |
Hong Kong | Uỷ ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai Hongkong - Securities and Futures Commission (SFC) |
Úc | Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc - Australian Securities and Investments Commission (ASIC) |
New Zealand | Cơ quan Thị trường Tài chính New Zealand - Financial Markets Authority (FMA) |
Hầu hết các sàn môi giới ngoại hối được giám sát trong các khu vực pháp lý nghiêm ngặt ít bị lừa đảo hơn.
Những khu vực pháp lý giám sát sàn môi giới Forex một cách “mơ hồ”
Đây là bản đồ hiển thị các khu vực pháp lý với sự giám sát “mơ hồ” đối với quyền lợi của trader. Ở những khu vực màu đỏ, cơ quan chủ quản quản lý “lỏng lẻo” bằng cách đề ra một số yêu cầu tối thiểu. Không có sự giám sát nào ở những khu vực màu đen, đó là nơi các sàn môi giới được phép tự quản lý.
Khu vực pháp lý | Cơ quan chủ quản |
Belize | Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize - Belize International Financial Services Commission (IFSC) |
The British Virgin Islands (BVI) | Ủy ban Dịch vụ Tài chính BVI - BVI Financial Services Commission (FSC) |
Cayman Islands | Cơ quan tiền tệ Quần đảo Cayman - Cayman Islands Monetary Authority (CIMA) |
Cook Islands | |
Marshall Islands | |
Kenya | Cơ quan quản lý thị trường vốn Kenya - Capital Markets Authority (CMA) |
Mauritius | Ủy ban Dịch vụ Tài chính tại Mauritus - Financial Services Commission (FSC) |
South Africa | Cơ quan quản lý khu vực tài chính của Cộng hoà Nam Phi - Financial Sector Conduct Authority (FSCA) |
Saint Kitts and Nevis | |
Seychelles | Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles - Seychelles Financial Services Authority (FSA) |
St. Vincent & the Grenadines (SVG) | Cơ quan Dịch vụ Tài chính St. Vincent và Grenadines - Financial Services Authority (FSA) |
Vanuatu | Ủy ban Dịch vụ Tài chính Vanuatu - Vanuatu Financial Services Commission (VFSC). |
Nhìn vào bản đồ, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều hòn đảo nhiệt đới nhỏ được biết đến như những điểm du lịch đắt giá với những khu nghỉ mát bãi biển đẹp mắt.
Những hòn đảo này được gọi là “khu vực pháp lý ”ngoại biên. Đây là các quốc gia có mức thuế suất thấp hoặc không có thuế cùng luật doanh nghiệp hướng tới tối đa hóa quyền riêng tư tài chính và giảm thiểu sự can thiệp pháp luật cho cả cá nhân và tập đoàn.
Tại sao các sàn môi giới ngoại hối muốn hoạt động “ngoại biên”?
· Có thể đi vào hoạt động kinh doanh nhanh và rẻ
· Yêu cầu ít vốn
· Thuế suất thấp hoặc không có thuế
· Không cần báo cáo các hoạt động cho chính quyền
· Không cần có văn phòng và nhân viên tại địa phương
Các sàn môi giới ngoại hối muốn mở cửa ở những khu vực pháp lý ngoại biên để tránh khỏi những quy định chặt chẽ và chi phí tuân thủ pháp lý cao ở nước sở tại.
Nhìn chung, ở những khu vực pháp lý ngoại biên, việc thành lập một sàn môi giới Forex tốn ít chi phí và gặp ít khó khăn hơn nhiều.
Hãy cẩn thận với những sàn môi giới ngoại hối không được cấp phép
Nếu bạn tìm kiếm cụm từ “sàn môi giới ngoại hối” trên Google, bạn sẽ bắt gặp nhiều công ty hoạt động như một sàn môi giới nhưng không sở hữu giấy phép.
Một lập luận mà các sàn môi giới ngoại hối không có giấy phép thường đưa ra là thay vì phải tốn rất nhiều tiền (và thời gian) để có được giấy phép và tuân thủ tất cả các quy tắc và yêu cầu, vận hành sàn môi giới không có giấy phép giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động và dư vốn để chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh như tiếp thị và quảng bá để thu hút khách hàng mới.
Thật khó để tin tưởng vào một sàn môi giới ngoại hối khởi nghiệp với số vốn 1.000 đô la, không có giấy phép, không có văn phòng hay nhân viên và chỉ hoạt động trực tuyến.
Một công ty vận hành không có giấy phép, không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan chủ quản nào đồng nghĩa với việc nó sàn môi giới đó không nhất thiết phải tuân theo các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng như là bảo vệ tiền của khách hàng, cung cấp thông tin rõ ràng và công khai phương thức giao dịch, giải quyết các vấn đề và khiếu nại của khách hàng.
Họ có thể hứa hẹn các điều kiện giao dịch tốt hơn, bao gồm các khoản tiền thưởng khi trader nạp tiền vào tài khoản (deposit bonuses), chênh lệch (spreads) thấp và đòn bẩy (leverage) cao đến nực cười.
Tuy nhiên, các trader nên tránh những sàn môi giới này vì xác suất các công ty này lừa đảo là rất cao.
Nếu bạn bị đối xử bất công, chẳng hạn như các giao dịch bị thao túng dẫn đến thua lỗ hoặc không thể rút tiền, bạn sẽ không được bảo vệ bởi bất kỳ luật hoặc quy định cụ thể nào.
BẠN SẼ PHẢI TỰ CỨU LẤY MÌNH THÔI.
Các sàn môi giới không chịu bất kỳ sự giám sát nào nên trader sẽ không có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường khi xảy ra sự cố.
Sẽ chẳng có cơ quan chủ quản nào đủ thẩm quyền giúp giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, khách quan và đúng đắn.
Vậy tại sao bạn nên chọn một sàn môi giới ngoại hối được giám sát?
Một sàn môi giới ngoại hối được giảm sát phải tuân thủ các tiêu chuẩn do cơ quan chủ quản đặt ra. Các tiêu chuẩn này được đề ra nhằm bảo đảm rằng sàn môi giới ngoại hối kinh doanh một cách đạo đức và công bằng.
Đối với sàn môi giới chịu sự giám sát, nếu bạn không hài lòng với mức độ dịch vụ hoặc cho rằng mình đang bị lừa đảo, bạn có thể báo cáo với cơ quan chủ quản sàn đó.
Mặc dù cơ quan chủ quản thường không can dự trực tiếp vào những xung đột giữa sàn môi giới và trader, nhưng họ sẽ điều tra bất kỳ trường hợp gian lận hoặc lạm dụng người tiêu dùng.
Nếu bị kết tội, cơ quan chủ quản có thể phạt tiền lớn, thu hồi giấy phép của sàn môi giới, và thậm chí cấm vĩnh viễn sàn hoạt động trong nước.
Các trader có thể tin tưởng vào công bằng và đạo đức khi giao dịch với những sàn môi giới Forex hoạt động theo bộ quy tắc quy định bởi các cơ quan chủ quản.
Vậy tại sao trader không giao dịch với một sàn môi giới ngoại hối được giám sát mà lại lựa chọn những sàn trốn tránh sự quản lý nghiêm ngặt của cơ quan chủ quản?
Không phải mọi sàn môi giới không được kiểm soát đều muốn lừa tiền của trader. Tuy nhiên, ngành Forex có lịch sử lừa đảo nhiều năm, nên đây trở thành cơ hội vàng cho những kẻ gian lận?
Cách xác minh trạng thái quản lý của sàn môi giới
Mỗi sàn môi giới ngoại hối được cơ quan chủ quản của họ cấp phép và ủy quyền hoạt động đều nhận được một ID số riêng biệt.
Các sàn môi giới được quản lý bắt buộc phải hiển thị thông tin quy định của họ thật nổi bật trên trang web để trader có thể dễ dàng nhận ra số ID ấy (thường ở cuối mỗi trang).
Một số sàn môi giới có thể nói dối là có trụ sở từ một khu vực pháp lý cụ thể hoặc khai man số ID của công ty khác hay tạo ra một số ID giả.
Đó là lý do tại sao trader cần đảm bảo việc XÁC MINH số ID này trên trang web của cơ quan chủ quản chính thức.
Hầu hết các cơ quan chủ quản duy trì cơ sở dữ liệu trực tuyến giúp các trader có thể xác minh trạng thái quản lý của sàn môi giới Forex, xem sàn đó có thực sự được cơ quan cụ thể quản lý hay không.
Trang web của cơ quan chủ quản phải cung cấp thông tin về sàn môi giới, chủ sở hữu, giám đốc điều hành, lịch sử ngắn gọn về hoạt động và bất kỳ hành động vi phạm pháp lý nào của sàn do không tuân thủ quy định hoặc khách hàng khiếu nại.
Ví dụ: một sàn môi giới Forex cho là được cấp phép hoạt động ở Vương quốc Anh với Số đăng ký FCA.
Thay vì chỉ tin tưởng một cách mù quáng, trader nên truy cập trang web FCA và xác minh giấy phép FCA của sàn đó.
Trader có thể tìm kiếm nhanh trên trang web FCA theo tên hoặc theo số và kiểm tra xem thông tin quy định trên trang web của sàn môi giới có khớp hay không.
Nếu phương thức liên hệ được ghi đầy đủ, trader cần chú ý xác minh xem các thông tin ấy trên trang web của cơ quan quản lý có trùng khớp với những gì được viết trên trang web của công ty hay không.
Có nhiều sàn môi giới lừa đảo giả mạo là những công ty được giám sát bởi cơ quan chủ quản. Đó là lý do tại sao các thông tin liên hệ cần được xác minh để chắc chắn rằng trader đang giao dịch với sàn môi giới Forex thật sự.
Nếu trader không chắc chắn về tình trạng quản lý của sàn môi giới, hãy liên hệ trực tiếp với sàn đó và hỏi họ. Nếu bạn không nhận được hồi đáp thì đó là một dấu hiệu cảnh báo.
Giao dịch với một sàn môi giới có văn phòng đặt tại nơi bạn sinh sống
Nếu bạn muốn yên tâm với số tiền đầu tư của mình, hãy giao dịch với một sàn môi giới được quản lý tại quốc gia bạn sinh sống.
Các sàn môi giới ngoại hối không thuộc lãnh thổ quốc gia của bạn và ở các khu vực tài khoán quốc tế không nhất thiết phải duy trì giấy phép với cơ quan chủ quản mọi lúc, đặc biệt là ở các khu vực pháp lý ngoại biên, nơi hoạt động giám sát yếu kém hoặc không tồn tại.
Nếu cơ quan chủ quản, sàn môi giới và trader đều ở cùng một khu vực pháp lý thì trader sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nếu trader cảm thấy mình đang bị lừa, họ có thể báo cáo sàn môi giới đó với cơ quan chủ quản.
Nếu sàn môi giới không có văn phòng hoặc không được quản lý tại quốc gia trader sinh sống, khả năng cao trader sẽ không có quyền truy đòi pháp lý nếu gặp vấn đề.
Hãy cẩn thận với “ chênh lệch về luật lệ” (regulatory arbitrage). Đây là hành vi cố gắng trục lợi từ sự khác biệt trong quy định giữa các khu vực pháp lý của các sàn môi giới ngoại hối. Ví dụ: một sàn môi giới ngoại hối hoạt động trong một khu vực pháp lý nghiêm ngặt có thể thành lập một công ty riêng biệt (công ty con) dưới cùng một thương hiệu ở một khu vực pháp lý nước ngoài với luật lệ thoáng hơn và hướng trader giao dịch thông qua công ty con đó. Ví dụ: sàn môi giới có thể phô trương giấy phép của EU hoặc của Vương quốc Anh để đảm bảo sự an toàn cho trader nhưng sau đó mở tài khoản cho trader ở công ty con tại nước ngoài. Nếu bạn mở tài khoản với sàn môi giới, hãy đảm bảo rằng tài khoản được mở theo khu vực pháp lý mà bạn chỉ định. Nếu bạn để sàn môi giới chọn khu vực pháp lý cho mình, nghĩa là bạn đang từ bỏ quyền được bảo vệ theo luật.
‘Kiểm thử’ sàn môi giới
Bạn đã nghiên cứu về sàn môi giới định lựa chọn trước khi mở tài khoản giao dịch.
Sàn môi giới đó có vẻ an toàn để mở một tài khoản trực tuyến.
Bạn đã nảy ra một con số để nạp vào tài khoản.
Nhưng đừng vội!
Hãy kiểm thử sàn môi giới này trước bằng cách:
· Nạp vào tài khoản một ÍT tiền.
· Mở và đóng một lệnh khối lượng THẤP.
· Yêu cầu rút toàn bộ số dư tài khoản của bạn.
· Xác nhận rằng bạn đã nhận được tiền.
Phương pháp kiểm thử này giúp bạn biết được mức độ dễ dàng của quá trình tiền vào và ra từ một sàn môi giới.
Quá trình rút tiền mất bao lâu? Sẽ nhiều nhất là 24-48 giờ. Nếu việc rút tiền mất nhiều thời gian đến mức bạn phải theo dõi và báo lỗi cho sàn môi giới về yêu cầu rút tiền, hãy cẩn thận.
Nếu mọi thứ suôn sẻ và bạn hài lòng với trải nghiệm ở phần kiểm thử', thì bạn có thể nạp vào một số tiền lớn hơn.
Bên cạnh đó, nếu bạn bắt đầu nhận được các cuộc điện thoại từ sàn môi giới “khuyến khích” bạn nạp thêm tiền vào tài khoản giao dịch trước hoặc sau yêu cầu rút tiền thì đó là một dấu hiệu cảnh báo.
Nếu sàn môi giới liên hệ để xem bạn có cần hỗ trợ sử dụng nền tảng giao dịch của họ không thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng nếu họ khuyến khích bạn nạp thêm tiền và giao dịch nhiều hơn thì bạn nên cẩn thận.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Sẽ có những ngày bạn hoàn toàn không hiểu tại sao thị trường không chuyển động theo tin tức hoặc hệ thống gặp vấn đề gì.
“Kiên nhẫn là mấu chốt của mọi thành công. Gà con là do ấp trứng mà có, đập vỡ trứng không thể có được gà con” Arnold H. Glasgow.
Bất cứ một nhà đầu tư sành sỏi nào trên phố Wall cũng sẽ nói với bạn rằng không có công thức chung nào cho việc giao dịch Forex. Không một hệ thống giao dịch nào có tỉ lệ chiến thắng 100% cả.
Mặc dù bạn đã học qua tất cả các bài học rồi nhưng hãy nhớ rằng hệ thống giao dịch hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào bản thân trader.
FBS
Neex
STARTRADER
TMGM
HFM
ATFX
FBS
Neex
STARTRADER
TMGM
HFM
ATFX
FBS
Neex
STARTRADER
TMGM
HFM
ATFX
FBS
Neex
STARTRADER
TMGM
HFM
ATFX