简体中文
繁體中文
English
Pусский
日本語
ภาษาไทย
Tiếng Việt
Bahasa Indonesia
Español
हिन्दी
Filippiiniläinen
Français
Deutsch
Português
Türkçe
한국어
العربية
Lời nói đầu:Các “ông lớn” ngân hàng trên thế giới vẫn đè nặng trên vai áp lực giải cứu nền kinh tế trước những tác động ngày càng tồi tệ của dịch bệnh coronavirus ngay cả khi đã liên tục tiến hành cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và bơm vào thị trường những gói kích thích trí giá hàng nghìn tỷ đô la.
Các “ông lớn” ngân hàng trên thế giới vẫn đè nặng trên vai áp lực giải cứu nền kinh tế trước những tác động ngày càng tồi tệ của dịch bệnh coronavirus ngay cả khi đã liên tục tiến hành cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và bơm vào thị trường những gói kích thích trí giá hàng nghìn tỷ đô la.
Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu, ba “ông lớn” với tổng sản lượng chiến gần một nửa sản lượng toàn cầu, sẽ triệu tập cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách trong tuần tới để có những hành động quyết liệt hơn trước nền kinh tế bị đóng băng toàn bộ.
Trước bối cảnh thời kỳ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm ở khu vực Hoa Kỳ và châu Âu chính thức chấm dứt với bộ dữ liệu kinh tế không thể ảm đạm hơn trong quý I, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ buộc phải làm nhiều hơn để hạn chế suy thoái và tăng tốc độ phục hồi. Các lựa chọn chính sách họ đang có trong tay bao gồm: mở rộng nới lỏng định lượng, hỗ trợ giảm bớt tín dụng cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và cam kết lãi suất thấp hơn trong thời gian dài hơn.
Quy mô chính sách nới lỏng định lượng của các ngân hàng qua các năm
Nguồn ảnh: Bloomberg
Ông Tom Mitchik, kinh tế trưởng tại Bloomberg Economics cho biết, “sự cực đoan của cuộc khủng hoảng đang thách thức giới hạn của các ngân hàng trung ương. Chúng tôi dự đoán ECB sẽ mở rộng quy mô gói Pandemic Emergency Purchase Progamme (PEPP) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Về phía Fed, quy mô và phạm vi của các gói kích thích không có hi vọng sẽ được nới rộng thêm, tuy nhiên Fed sẽ tập trung vào tiêu chí không gian của các biện pháp cứu trợ.”
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
Cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 28-29 tháng Tư sẽ là cuộc họp được lên kế hoạch đầu tiên kể từ tháng 1, tuy nhiên phía quan chức đã có không ít cuộc họp khẩn kể từ sau thời điểm đó.
Các biện pháp chính sách đã được thi hành trước mắt đo là cắt giảm lãi suất xuống mức gần bằng 0 và triển khai một loạt các cơ sở cho vay khẩn cấp và không chính thống được thiết kế để ngăn chặn thị trường suy yếu và giữ mức tín dụng đối với các doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán của Fed đã đạt 6,57 nghìn tỷ đô la.
Các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomberg không quá kỳ vọng vào bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong cuộc họp tuần này. Đa số những người được khảo sát (khoảng 90%) cho biết họ không mong đợi các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra bất kỳ hướng dẫn bổ sung nào về thời gian họ dự định giữ lãi suất gần bằng 0, hoặc về tốc độ mua tài sản quy mô lớn trong tương lai.
Nguồn ảnh: Bloomberg
Tuy nhiên, phía thị trường đầu tư đang trông chờ những nhận định của Chủ tịch Jerome Powell đại diện cho góc nhìn của Fed về bối cảnh của cuộc khủng hoảng, thời gian sẽ kéo dài bao lâu và những dấu hiệu phục hồi.
Các ngân hàng trung ương được khuyến khích và vận động tích cực tiến hành các chương trình cho vay Main Street (Main Street lending program), cho phép các thành phố và quận địa phương được tham gia.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ quyết định đặt ra các hính sách vào thứ năm với một trọng trách nặng nề trên vai khi chính phủ các nước liên đới không ngừng có những bất đồng về hành động chính sách tài khóa chung.
Sau khi Chủ tịch Christine Lagarde nhấn mạnh trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo vào tuần trước rằng ECB đang hành động quá chậm và quá hạn chế cùng với cảnh báo rằng nền kinh tế khu vực đồng euro có thể thu hẹp tới 15% trong năm nay, chính phủ các nước thế nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong cách cấu trúc quỹ hỗ trợ phục hồi.
Nguồn ảnh: Bloomberg
Hầu hết các nhà kinh tế dự kiến ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ trong cuộc họp tuần tới, trước mắt chỉ cam kết sẽ tăng số lượng mua tài sản của tổ chức lên hơn một nghìn tỷ euro trong năm nay và giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc tài trợ các khoản vay của họ cho các công ty.
Một số ý kiến trả lời cuộc khảo sát của Bloomberg cho rằng ECB vẫn có khả năng sẽ tăng quy mô PEPP từ con số hiện tại 750 tỷ euro (812 tỷ USD) sớm nhất là vào thứ Năm. Mặt khác, nhiều ý kiến khác cho rằng quyết định này sẽ được tiến hành vào tháng Chín.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Sau khi đẩy mạnh việc mua các quỹ giao dịch trao đổi và trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhật Bản sẽ thảo luận về việc cho phép mua trái phiếu chính phủ không giới hạn, thay thế mục tiêu 80 nghìn tỷ yên hiện tại của họ, Nikkei đưa tin vào thứ Năm.
Thống đốc Haruhiko Kuroda và các nhà hoạch định chính sách đồng nghiệp có thể sẽ thực hiện các bước tiếp theo để có thể hỗ trợ tín dụng cho phía các doanh nghiệp bị đại dịch tấn công, theo một cuộc khảo sát của Bloomberg.
Một bộ phận các nhà phân tích dự báo BOJ sẽ giới thiệu các công cụ mới để hỗ trợ cho vay ngân hàng cho các doanh nghiệp tại một cuộc họp sắp tới.
Các lựa chọn chính sách bao gồm tăng mục tiêu mua lại thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp hoặc mở rộng hoạt động cho vay mới để các công ty nhỏ hơn có thể hưởng lợi thông qua các ngân hàng nhỏ.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
Các quan chức Fed đã cho biết họ sẵn sàng giảm lãi suất nếu cần, mặc dù hiện tại chưa cần thiết ngay lập tức. Lập trường dịu dàng này đã được thị trường đón nhận tích cực, dẫn đến áp lực mua vàng gia tăng. Mặc dù rủi ro lạm phát vẫn tiếp tục, kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu đã tăng lên 66,3% (tăng 3% kể từ khi công bố PCE). Lãi suất thấp hơn có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
USD/JPY giao dịch dưới mức 157.50 do đồng yen Nhật Bản tăng cường sau các cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản, mặc dù đồng đô la Mỹ mạnh mẽ và lợi suất trái phiếu Mỹ đang tăng. Can thiệp bị nghi ngờ đã khiến cặp tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, các nhà giao dịch cảnh giác với các hành động tiếp theo. Sự phục hồi nhẹ của lợi suất trái phiếu Mỹ hỗ trợ đồng đô la, nhưng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế mức tăng.
Sự không chắc chắn về chính trị ở Mỹ có thể ảnh hưởng đáng kể đến EUR/USD khi thị trường chờ đợi quyết định của ECB vào ngày mai. Vấn đề chính không chỉ là liệu Tổng thống Biden có từ chức hay không, mà là ai sẽ thay thế ông. Sự ưa thích của thị trường có thể ảnh hưởng đến EUR/USD.
Kinh tế mạnh ở châu Âu làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất. Một số cho rằng lạm phát và sản lượng mạnh giữ chính sách tiền tệ chặt chẽ. Thành viên ECB không tin vào cắt giảm lãi suất sớm, nhưng dự báo hai lần cắt giảm vào 2024. ECB có thể hạ lãi suất nhẹ để cân bằng kinh tế và lạm phát.
Octa
FxPro
IC Markets Global
Vantage
TMGM
Tickmill
Octa
FxPro
IC Markets Global
Vantage
TMGM
Tickmill
Octa
FxPro
IC Markets Global
Vantage
TMGM
Tickmill
Octa
FxPro
IC Markets Global
Vantage
TMGM
Tickmill